Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Những người bạn học là gíáo dân xứ Nghệ

 Khi chiến tranh phá hoại Miền Bắc bằng không quân của Mỹ ngày càng ác liệt, mình cùng gia đình sơ tán về xóm Trung Song, một họ đạo nhỏ nằm ven vịnh Diễn Châu . Trong xóm có nhiều các anh, các bạn  cùng đi học . Anh Nam, anh Phi , học trên mình 3 lớp, sau khi tốt nghiệp phổ thông, các anh xung phong đi bộ đội, ngày hòa bình , các anh về quê, là những giáo dân kính chúa,yêu nước . Có nhiều bạn học cùng lớp với mình,  nhưng rồi lần lượt, vì hoàn cảnh gia đình, một số bạn nghỉ học từ cuối năm lớp 4. Chỉ có Hoàng Xuân, và Đặng Xuân Quyền cùng mình học cấp 2, và lên đến cấp 3
 Những ngày lễ trọng tại xóm đạo, mình thường đến nhà các bạn ăn lễ . Lúc đó còn chiến tranh , có nhiều thiếu thốn, nhưng những ngày lễ , xóm đạo tổ chức rất trang trọng . Không có điện từ lưới điện nhà nước, để chiếu sáng trang hoàng nhà thờ , người dân xóm đạo có sáng kiến tập trung xe đạp lại, để lấy điện từ máy phát điện của xe đạp . Cây thông nô en , máng cỏ,  được chiếu sáng bằng bóng  điện có màu rực , điện áp  6 v - công suất 5 w  . Để có nguồn sáng đẹp đẽ, các nam thanh thiếu niên thay nhau  cầm pi đan quay đĩa chiếc xe đạp lật ngửa,  làm quay bánh xe, dẫn đến quay máy phát điện nhỏ .
 Ngày lễ người xóm đạo đến nhà thờ , ai cũng mặc áo dài, thật là trang trọng ,
Vì không theo đạo thiên chúa , nên mình không dự lễ tại nhà thờ, nhưng các bạn mời mình về nhà ăn lễ . Nhà Xuân và Quyền ở gần nhau , nên  mình đến ăn lễ tại nhà của hai bạn
 Mùa hè năm 1972, Hoàng Xuân được cử đi  Bun Ga Ri  , học kỹ thuật xây dựng , xóm đạo chỉ còn Đặng Xuân  Quyền tiếp tục học cùng lớp với mình 
 Đầu niên học 1972-1973,  học lớp 10 sơ tán tại Diễn Lợi , mình và Quyền  cùng trọ một nhà.Đến  ngày lễ Nô En , Quyền xin phép lớp trưởng nghỉ học hai ngày, đề về nhà dự lễ . Vì đường xa, nên năm đó mình không được  cùng Quyền ăn lễ Nô En .
 Sau lễ  trở lại lớp , Quyền nói  : lễ Nô En năm nay do có chiến tranh, nên chưa vui, hẹn mùa lễ tới
  Mùa Nô En năm 1973, rồi cũng tới, nhưng lúc đó, mình đã đi học tại  Hải Phòng, còn Đặng Xuân Quyền đã trở thành anh bộ đội
 Trên đường vào mặt trận , tranh thủ lúc dừng chân Quyền viết thư thăm mình . Nhận  thư  bạn , cảm động , nước mắt cay cay. Thương và lo lắng  nhiều cho bạn
   Chiến tranh thì ác liệt , không làm  gì hơn , mình chỉ mong cho bạn bình an ,
 Rồi một ngày mùa đông năm 1974, mình nhận được tin , Quyền  đã hy sinh tại mặt trận Thượng Đúc.
  Thương bạn nhiều lần nằm mơ thấy bạn về thăm 
   Mấy tháng sau thì chiến tranh kết thúc
   Đặng Xuân Quyền hy sinh khi tuổi chưa tròn 20. Nếu không có chiến tranh, Quyền có thể trở thành thầy giáo dạy chữ cho học trò xóm đạo . Cũng có thể Quyền sẽ trở thành linh mục , để truyền đức tin thiên chúa cho người dân xóm đạo
  Chiến tranh đã cướp đi những ước mơ của bạn . Thật là đau xót
 Từ ngày đó , mình chưa có dịp trở lại xóm đạo, thăm gia đình các bạn, đi xem lễ nhà thờ Trung Song
 Một phi công quân sự,người bà con của Quyền , nói với mình là : các em của Quyền đã vào Thượng Đức , bốc mộ Quyền về nghĩa trang liệt sĩ của xã Diễn Thịnh .  Mình hình dung,mộ của bạn có ngôi sao, và cây thánh giá, và tên của bạn vàng tươi trên bia ghi danh liệt sĩ tại nhà bia huyện Diễn Châu,vừa khánh thành năm ngoái   
 Có lần gặp Võ Thị  Hảo bạn học cùng khóa tại Hà Nội , cùng nhau ôn lại những ngày đi học cùng  Trường cấp 3 Diễn Châu I, lớp mình , cô bạn nói - nhớ nhất là Quyền, người công giáo, có gương mặt hiền lành, thánh thiện ...
  Mình  không phải ra nơi hòn đạn mũi tên, mà may mắn  học luôn một mạch, rồi có nghề nghiệp. Trong khi nhiều bạn cùng học đã hy sinh khi tuổi còn rất trẻ
 Mình luôn tự nhủ : may mắn hơn các bạn thì phải cố gắng sống cho tử tế. Tâm niệm thì đơn giản , nhưng thực hành, không phải dễ , trong cái thời gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
  Ngày lễ Thiên Chúa giáng sinh 2012, nhớ đến ngày lễ Thiên Chúa giáng sinh 1972, nhớ đến người bạn công giáo Liệt sĩ Đặng Xuân Quyền, với bao bồi hồi , xúc động và suy nghĩ .
 Qua bạn bè, được biết :  nhà thờ Trung Song đã xây lại, đàng hoàng hơn xưa, xóm đạo có nhiều người học hành hơn trước, có nhiều bạn trẻ là doanh nhân làm ăn giỏi giang , giàu có , các em và cháu của Quyền bình an , mạnh gỉỏi. Mình mừng nhiều lắm
 Và cũng luôn mong làm sao người dân lương , giáo trên đất Nghệ An ,  hòa thuận, yêu thương , tôn trọng tín ngưỡng  của nhau .
 Tin rằng : trên đất Nghệ non xanh nước biếc , sẽ có những nhà thờ, chùa chiền, trở thành danh lam , thắng cảnh , cho du khách viếng thăm

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO CỦA TỔ QUỐC

Cả dân tộc phải đứng bên ngư dân

“Chúng ta phải coi ngư dân nước ta là chiến sĩ tiên phong trên biển. Cả dân tộc phải luôn đứng bên cạnh họ, cùng nhau bảo vệ, không để mất chủ quyền trên biển…”


Ông Trần Cao Mưu - Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam trả lời phỏng vấn của phóng viên NTNN.
Thưa ông, sau khi Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam, vừa qua, chính quyền tỉnh này ra “Điều lệ quản lý trị an biên phòng duyên hải Hải Nam”, trao quyền cho cảnh sát biên phòng Hải Nam khống chế tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển thuộc quản lý của Hải Nam. Đây có phải là hành động gây hấn mang tính chất hệ thống của phía Trung Quốc?
- Những hành động gây hấn liên tiếp vừa qua của phía Trung Quốc trên Biển Đông rõ ràng là có hệ thống, từ việc họ không chịu ký Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với các nước ASEAN cho đến việc ra quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, rồi ra “Điều lệ quản lý trị an biên phòng duyên hải Hải Nam”, gần đây nhất là in hình lưỡi bò lên hộ chiếu phổ thông…
Tất cả những việc làm đó của Trung Quốc rõ ràng là có ý đồ, có âm mưu tính toán từ trước nhằm gây hấn với Việt Nam và các nước trong khu vực. Họ cố tình làm như thế để thế giới hiểu nhầm là, vùng biển đó là của Trung Quốc. Song thực chất, vùng biển mà họ nói tới phần lớn là của Việt Nam.
Ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá trên vùng biển Trường Sa - Việt Nam.
Với quyết định trên của phía Trung Quốc, tới đây việc khai thác của ngư dân nước ta sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và Hội đã có những đề xuất, kiến nghị gì để giúp ngư dân yên tâm tiếp tục vững bước ra khơi?
- Có thể nói, gần đây việc khai thác của ngư dân trên biển đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các hành động gây rối của các tàu cá Trung Quốc. Gần đây, các tàu cá Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển nước ta và khi bị phía ta xua đuổi, không những họ không tuân thủ, mà còn chống trả lại. Mỗi lần như thế, có cả 100 chiếc tàu, thuyền đi gần nhau.
Do đó, nếu chúng ta không có những động thái tích cực, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc khai thác hải sản của ngư dân. Theo tôi, chúng ta không được để cho ngư dân mất biển bằng việc không khai thác hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền nước ta. Cả dân tộc Việt Nam cần đứng về phía ngư dân, bởi chính họ là những chiến sĩ nơi tiền tiêu đầu sóng ngọn gió để bảo vệ chủ quyền trên biển của nước ta.
“Việc lực lượng kiểm ngư chính thức được thành lập sẽ rất tốt cho ngư dân, bởi họ sẽ tham gia vào việc kiểm soát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển. Cùng với các lực lượng khác, kiểm ngư sẽ là một trong những lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển”.
Từ trước đến nay, chúng ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nhưng chưa được như kỳ vọng. Vậy theo ông, cần có những chính sách nào mạnh mẽ hơn để giúp ngư dân?
- Nhà nước phải có cơ chế, chính sách thiết thực, động viên ngư dân bám biển kịp thời như cho ngư dân vay vốn đóng tàu lớn, hỗ trợ xăng dầu cho họ ra khơi xa…
Thực ra, trong thời gian qua, Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân, nhưng có nhiều chính sách còn hạn chế, bất cập. Chẳng hạn như Chính phủ đã có Quyết định 289 hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân, song từ năm 2008 đến nay xăng dầu đã tăng giá rất nhiều lần, mà chúng ta vẫn không điều chỉnh cơ chế, chính sách để ngư dân thực sự được nhận xăng dầu hỗ trợ.
Hay như chính sách cho ngư dân vay vốn đóng tàu, hiện có quá nhiều quy định làm khó, ngư dân không thể đáp ứng được để vay vốn đóng tàu lớn. Do đó, để ngư dân yên tâm ra khơi, chúng ta phải hỗ trợ họ đóng thuyền to, máy lớn.
Xin cảm ơn ông!
Kịch liệt phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc
Hôm qua (5.12), PGS-TS Võ Văn Trác- Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Nghề cá Việt Nam đã ký công văn gửi Bộ Ngoại giao, Bộ NNPTNT với kiến nghị cần có những biện pháp cứng rắn trước việc phía Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo, cắt đứt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam. Nội dung công văn nêu rõ: Trong thời gian qua, phía Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm phạm Biển Đông với chủ ý tính toán lâu dài như ra lệnh cấm đánh bắt hải sản ở Biển Đông, huy động tàu cá khai thác trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, thông qua Điều lệ quản lý trị an biên phòng trên biển của tỉnh Hải Nam…
Trước những hành động trên của phía Trung Quốc, Hội Nghề cá kịch liệt phản đối các hành động phi pháp, phá hoại tài sản, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động sai trái nói trên. Hội Nghề cá kiến nghị Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp hữu hiệu, cứng rắn, phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động phi pháp nói trên.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

ĐÓNG TÀU CHO MAI PHỤNG LỰU

 




Hôm nay : 29-11-2012 , tại Hải phòng đã làm lễ đặt ky, khởi công đóng tàu dịch vụ nghề cá cho "sói biển" Mai Phụng Lựu.
  Tàu có thông số như sau 
     - Chiều dài  : 45.68 m
     - Chiều rộng : 7.46 m
     - Chiều cao mạn : 4.2 m
     - Chiều chìm toàn tải : 3.0m
     - Máy chính: công suất 840 cv
     - Trọng tải      :  600 tấn
     Tin rằng , dưới sự chỉ đạo của kỹ sư vỏ tàu khóa 14, Nguyễn Đức Lâm ,
       CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU THỦY SẢN VIỆT NAM, sẽ hoàn thành con tàu đúng kế hoạch, chất lượng tốt, giá thành hợp lý,  giúp cho Công ty của Mai Phụng Lựu, và bà con đảo Lý Sơn -Quảng Ngãi, có thêm phương tiện để sản xuất và góp phần  bảo vệ chủ quyền , biển đảo của Tổ Quốc thân yêu 





QUÊ HƯƠNG NÚI ẤN-SÔNG TRÀ


Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

NGÀY KỶ NIỆM TẠI HẢI PHÒNG

Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Khoa Cơ khí- Đóng tàu (1962-2012)

Tặng hoa cho các giáo viên nguyên lãnh đạo Trường, lãnh đạo Khoa
Ngày 15 tháng 8 năm 1962 đã trở thành cột mốc thời gian đáng ghi nhớ đối với bao thế hệ Thầy Cô giáo và các cựu sinh viên của Khoa Cơ Khí Đại học Giao thông đường thủy - tiền thân của Khoa Cơ khí và Khoa Đóng tàu ĐHHH ngày hôm nay. Đó là ngày khai giảng khóa học đầu tiên của Khoa Cơ khí. Kể từ ngày đó đến hôm nay đã tròn 50 năm với bao thăng trầm lịch sử. Hàng bao thế hệ kỹ sư của các chuyên ngành Máy tàu thủy, Máy xếp dỡ, Vỏ tàu thủy, và Đóng tàu thủy đã trưởng thành từ cái nôi đầu tiên ấy và có những đóng góp đáng kể cho công cuộc CNH và HĐH đất nước trong các thời kỳ. Để ghi lại những mốc son đáng nhớ trong suốt chiều dài lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của Khoa, thể theo nguyện vọng của các thế hệ Thày Cô giáo, các thế hệ cựu sinh viên và học viên cao học của Khoa, kể từ năm 1997 cứ 5 năm một lần khoa Cơ khí – Đóng tàu lại long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập. Năm nay là một dấu mốc vô cùng có ý nghĩa khi chúng ta đã đi qua nửa thế kỷ. Được sự chỉ đạo và cho phép của Ban thường vụ Đảng Ủy và BGH trường ĐHHH, 08h30 ngày 4 tháng 11 năm 2012, Khoa Cơ khí – Đóng tàu long trọng tổ chức :" Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Khoa Cơ khí- Đóng tàu(1962-2012)". Tới dự có các lãnh đạo đại diện cho Cục, Viện, Tập đoàn,Tổng công ty, các Trung tâm; các Công ty,Quân chủng Hải quân; các Chi cục Đăng kiểm thuộc Cục đăng kiểm Việt nam; các trường Đại học, Cao đẳng; cùng nhiều Tổ chức và đơn vị vốn là đối tác truyền thống của Khoa Cơ khí– Đóng tàu trong những năm qua.
Về phía Nhà trường có PGS.TS Lương Công Nhớ- Hiệu trưởng Nhà trường cùng các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Thủ trưởng các đơn vị.
Về phía lãnh đạo Khoa có GS.TS. NGƯT. Lê Viết Lượng- Trưởng khoa Cơ khí; PGS. TS. NGƯT. Lê Hồng Bang- Trưởng khoa Đóng tàu cùng các giảng viên nguyên lãnh đạo Trường, lãnh đạo Khoa, các giảng viên đang giảng dạy tại Khoa, hơn 500 sinh viên các thế hệ tới dự.  
Tại buổi Lễ, GS.TS. NGƯT. Lê Viết Lượng- Trưởng khoa Cơ khí đã đọc diễn văn kỷ niệm 50 năm thành lập Khoa Cơ khí- Đóng tàu. Tiền thân của khoa Cơ khí – Đóng tàu, Trường Đại học Hàng hải là Bộ môn Cơ khí thủy thuộc khoa Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Vận tải được thành lập từ năm 1962. Bộ môn gồm các thầy Đào Vũ Hùng - kỹ sư vỏ tàu, chủ nhiệm bộ môn. Các giáo viên trong bộ môn là thầy Nguyễn Hữu Tố, kỹ sư vỏ tàu, thầy Đặng Hộ và thầy Trần Phương, kỹ sư máy tàu. Sau đó bổ sung các thầy Hồ Xuân Trí, thầy Trần Đức Độ, thầy Nguyễn Văn Nhị, thầy Thời Liệu... Nhiệm vụ ban đầu của Bộ môn là xây dựng mục tiêu đào tạo và lập kế hoạch giảng dạy cho hai ngành học: Vỏ tàu thuỷ và Máy tàu thuỷ.  Bộ môn có nhiệm vụ theo dõi, quản lý học tập của các lớp Vỏ tàu và Máy tàu Khóa 3 thuộc khoa Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Vận tải, là khóa đầu tiên trong nước đào tạo các kỹ sư ngành Cơ khí – Đóng tàu.
Sinh viên Khóa 3 nhập trường ngày 15/8/1962, gồm có 71 sinh viên, trong đó lớp Vỏ tàu có 27 sinh viên và lớp Máy tàu có 44 sinh viên. Năm 1966, 24 kỹ sư Vỏ tàu và 39 kỹ sư Máy tàu khóa 3 tốt nghiệp. Một số trong đó đã ở lại trường làm cán bộ giảng dạy như các thầy giáo: Nguyễn Bân, Hồ Trọng Tuy, Nguyễn Văn Phiêu, Thẩm Vũ Đức, Phạm Ngọc Vân, Trần Lê Bình, Nguyễn Phúc Liệu,... Nhiều người là tấm gương sáng cho các thế hệ sinh viên học tập. Từ năm 1966, sinh viên khoa Cơ khí vừa học vừa làm tại Lĩnh Nam, Thanh Trì, Hà Nội. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên xuống xưởng đóng và sửa chữa tàu Thanh Trì để thực hành và thực tập chuyên môn. Năm học 1966–1967 (Khóa 7), khoa Cơ khí bổ sung ngành học mới, là ngành Máy xếp dỡ, do thầy Nguyễn Văn Có làm chủ nhiệm bộ môn. Năm học 1967–1968 (Khóa 8), khoa Cơ khí bổ sung ngành học mới nữa là ngành Đóng tàu sông.
Năm 1968, Phân hiệu đại học Giao thông đường thủy và sau đó là trường đại học Giao thông đường thủy được thành lập, đóng tại Hải Phòng. Thời gian đầu, thầy Hồ Xuân Trí, Phó phân hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Cơ khí. Sau đó thầy Trần Đức Độ được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm khoa với 4 ngành học: Vỏ tàu, Máy tàu, Máy xếp dỡ và Đóng tàu sông. Từ năm 1972, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Đường thủy về đóng tại thôn Phương Lưu, Hải Phòng. Năm 1974 thầy TS. Nguyễn Văn Nhị được bổ nhiệm làm chủ nhiệm khoa. Từ năm 1978, chủ nhiệm khoa là thầy Nguyễn Bân và từ năm 1981 chủ nhiệm khoa là thầy PGS.TS. Lê Xuân Ôn. Thời kỳ này, sinh viên cùng giáo viên tham gia lao động sản xuất kết hợp ở nhiều nơi trong nước như đóng tàu tại Hà Bắc, Tuyên Quang, thành phố Hồ Chí Minh và đóng tàu tại trường. Nhiều đề tài NCKH đã được triển khai. Năm 1984 Trường Đại học Giao thông Đường thủy và Trường Đại học Hàng hải sáp nhập với nhau, thầy PGS.TS. Trương Sỹ Cáp được bổ nhiệm làm chủ nhiệm khoa. Từ năm 1991, chủ nhiệm khoa là thầy PGS.TS. Phạm Tiến Tỉnh. Từ năm 1996, chủ nhiệm khoa là thầy PGS.TS Nguyễn Vĩnh Phát. Năm 1999, khoa Cơ khí được đổi tên thành khoa Đóng tàu, cơ cấu tổ chức khoa không thay đổi. Từ năm 2005, chủ nhiệm khoa là thầy GS.TS Lê Viết Lượng. Đến năm 2009 hai bộ môn Vật liệu và Nguyên lý- chi tiết máy tách khỏi khoa. Đến năm 2010 khoa Đóng tàu chia thành khoa Cơ khí đóng tàu và khoa Thiết kế - công nghệ đóng tàu, đến năm 2012 hai khoa đổi tên là khoa Cơ khí và khoa Đóng tàu.   
Hiện nay khoa Cơ khí do GS.TS. Lê Viết Lượng làm chủ nhiệm, có 42 giảng viên và chuyên viên, bao gồm 1 GS, 1 PGS, 3 TS, 23 ThS, 11 KS, 3 giáo viên đang làm NCS ở nước ngoài, được biên chế vào 3 bộ môn: Bộ môn Động lực Diesel, Bộ môn Nhiệt động kỹ thuật,  Bộ môn Máy xếp dỡ. Khoa đang quản lý 900 sinh viên với 2 chuyên ngành đào tạo: Máy tàu thủy và Máy xếp dỡ. Khoa Đóng tàu do PGS.TS Lê Hồng Bang làm chủ nhiệm, có 45 giảng viên và chuyên viên, bao gồm 2 PGS., 1 TS., 18ThS, 25 KS,  2 giáo viên đang làm NCS ở nước ngoài, được biên chế vào 3 bộ môn: Bộ môn Lý thuyết thiết kế tàu, Bộ môn Kết cấu công trình nổi, Bộ môn Tự động hóa thiết kế tàu thủy. Hiện khoa quản lý 1264 sinh viên với 2 chuyên ngành đào tạo: Thiết kế tàu thủy, Đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
Từ năm 1992, với sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ giáo viên, khoa Cơ khí – Đóng tàu bắt đầu đào tạo cao học 2 ngành: Thiết bị năng lượng tàu thủy, Đóng tàu thủy và từ năm 1995 bắt đầu đào tạo tiến sỹ cho 2 ngành này.
Tại khu vực phía Nam, sau khi giải phóng, trường đại học Giao thông đường thủy đã bắt đầu tổ chức đào tạo sinh viên ngành Vỏ tàu – Máy tàu hệ Tại chức. Lớp VT16, MT16TC khóa 1979-1986 với gần 40 sinh viên được đào tạo tại khu vực phía Nam. Đến năm 1997, khóa sinh viên chính quy đầu tiên với gần 100 sinh viên ngành Vỏ tàu thủy và ngành Máy xếp dỡ đã được tổ chức tại phân hiệu đại học Hàng hải. Đến năm 2001, trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM được thành lập, bộ môn Máy xếp dỡ được nâng cấp thành Khoa Cơ khí, bộ môn Đóng tàu nâng cấp thành Khoa Đóng tàu & công trình nổi.
Tính đến nay, sau 50 năm phát triển khoa Cơ khí – Đóng tàu đã đào tạo được hơn 8000 kỹ sư và hơn 300 thạc sĩ, tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ sở cơ khí đóng tàu và khai thác tàu của Bộ Giao thông vận tải và các bộ ngành khác. Trong số đó nhiều người đã trở thành các giáo sư, tiến sĩ phục vụ trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, nhiều người được bổ nhiệm là cán bộ cấp cao của đảng và nhà nước, cũng như lãnh đạo các tập đoàn, các công ty  trong lĩnh vực cơ khí đóng và khai thác tàu, nhiều người được đảng và nhà nước tặng thưởng các danh hiệu cao quí như Anh hùng Lao động, Huân chương lao động, NGND, NGUT, chiến sĩ TĐTQ...
Trong những năm qua nhiều sinh viên của khoa tham gia NCKH, thi Olympic các môn học đạt kết quả cao:
▪ Đạt 8 giải nhất, 4 giải nhì, 2 giải ba cấp quốc gia sinh viên NCKH và 3 giải thưởng sáng tạo VIFOTEX.
▪ Đạt 1 giải xuất sắc; hơn 80 giải Nhất, Nhì, Ba giải Olympic toàn quốc về: Cơ học, Toán học, Sức bền vật liệu, Nguyên lý – chi tiết máy...
Trong quá trình phát triển và trưởng thành giáo viên khoa Cơ khí – Đóng tàu không chỉ làm công tác quản lý đào tạo mà còn viết giáo trình, NCKH, lao động khoa học. Thầy và trò  Khoa Cơ khí – Đóng tàu đã thực hiện 6 đề tài NCKH Cấp Nhà nước, 15 đề tài NCKH  cấp bộ cấp thành phố và nhiều đề tài nghiên cứu khác phục vụ cho công tác NCKH, đào tạo và phục vụ sản xuất.
Song song với công tác đào tạo, NCKH, thầy và trò khoa Cơ khí - Đóng tàu còn thực hiện lao động khoa học qua các hợp đồng thiết kế tàu và phương tiện nổi, các dịch vụ tư vấn khoa học kỹ thuật, các liên kết trong NCKH... Tính đến nay, Khoa đã thực hiện được khoảng gần 200 sản phẩm về thiết kế tàu, phương tiện nổi và thiết bị cơ khí như: tàu hàng, tàu dầu, tàu đánh bắt hải sản, tàu công trình, ụ nổi, phà, tàu kéo-đẩy, các loại máy nâng hạ,.... Đặc biệt giáo viên của khoa đã hoàn thành thiết kế tàu chở hàng 6500 tấn kết hợp huấn luyện thực tập cho trường ĐHHH và  hoàn thành thiết kế tàu chở dầu 5000 tấn cho công ty Hoàng Yến. Khoa cũng đã thực hiện nhiều hợp đồng về xây dựng quy trình công nghệ đóng tàu, sửa chữa và lắp ráp trang thiết bị hệ động lực tàu thuỷ. Thầy trò trong khoa đã đóng và tham gia đóng một số tàu vận tải cho các đơn vị sản xuất.
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành với bề dày thành tích đã đạt được, các thế hệ thầy và trò Khoa Cơ khí – Đóng tàu đã vinh dự đón nhận các phần thưởng cao quý của Nhà nước, của Chính phủ, của các Bộ và Thành phố:
▪ 1 Huân chương lao động hạng nhất; ▪ 1 Huân chương lao động hạng nhì;
▪ 3 Huân chương lao động hạng ba; ▪ 5 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
▪ Nhiều Bằng khen của Bộ GTVT và UBND Thành phố Hải Phòng.
▪ Nhiều Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt nam và Liên đoàn lao động Thành phố Hải Phòng. ▪ Nhiều Bằng khen của Trung ương Đoàn và Thành đoàn HP.
▪ 1 Nhà giáo Nhân dân; ▪ 6 Nhà giáo Ưu tú; ▪ 1 Chiến sĩ thi đua toàn quốc….
 Một số hình ảnh của buổi lễ:


Một số tiết mục văn nghệ chào mừng

Toàn cảnh buổi lễ

PGS.TS Lương Công Nhớ- Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại buổi Lễ

TS. CVCC. Nguyễn Văn Nhị - Nguyên chủ nhiệm Khoa Cơ khí, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông đường thủy phát biểu













Nguồn: http://www.vimaru.edu.vn/hoatdong/tin/1185

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

CẬU MÌNH

Mỗi khi nhớ về những ngày đi học tại Hải Phòng, nhớ về trường đại học đường thủy , mình lại nhớ nhiều về cậu Tuân , người đã rất vất vả, từ Hà Nội, xuống Hải Phòng mấy lần , để lấy lại giấy báo nhập học cho cháu
 Cậu mình người làng Quỳnh Đôi  , Nghệ An , con của ông Văn Đức Trành và bà Lê Thị Nghĩa.
Làng Quỳnh, ruộng đất ít, vì vậy từ lâu, đàn ông trong làng phải ra sức học tập, mới có nghề nghiệp, để mưu sinh , phụ nữ thạo nghề quay xa, kéo sợi , dệt vải, và làm hàng xáo , đi chợ Nồi, tần tảo thương chồng , nuôi con. Vì thế , làng quỳnh có nhiều người học hành đỗ đạt, đi làm việc nước
Ông ngoại Văn Đức Trành, là cháu cụ nghè Văn Đức Giai .  Những năm hai mươi, Ông học trường Bưởi, có tham gia tổ chức thanh niên cách mạng . Trên đường xuất dương để học tập theo yêu cầu của tổ chức, ông bị quân Pháp bắt ,và sau đó bị quản chế tại quê . Hết thời gian quản chế , ông đi học tiếp tại trường cao đẳng công chánh Đông Dương. Tốt nghiệp kỹ sư, ông làm việc trong ngành công chánh Đông Dương . Hồi đó nhửng người có bằng cấp làm việc chuyên môn cầu dường  , gọi là ông tham lục lộ . Ông tham lục lộ tên Trành , nên gọi là ông tham Trành
 Bà ngoại Lê Thị Nghĩa, là con của ông phó bảng Lê Xuân Mai , và bà Cao Thị Trâm, người lành Thịnh Mỹ,Phủ Diễn . Bà ngoại mình là cháu ngoại của cụ Cao Xuân Dục
 Ông bà ngoại mình có ba người con, mẹ mình là chị cả , kế đến là cậu Tuân, dì Hồng là con út  . Ông  làm ở sở công chánh Đông Dương, nên ông bà và gia đình có thời gian sinh sống tại Luông Pra Băng. Lương của ông đủ nuôi gia đình ,và còn gừi về quê giúp cho bà nội nuôi các o, các chú ăn học
  Nhưng thật là không may, bà Lê Thị Nghĩa mất sớm ,ông Văn Đức Trành , đành phải đưa các con còn nhỏ dại , về  lại quê hương , để nương nhờ bà con nội ngoại . Những năm tháng tuổi thơ của cậu Tuân , đi học ở trường làng , với những người bạn cùng trang lứa.  Người bạn thân thiết , hay cùng cậu đi bắt cá trên cánh đồng làng , sau này trong khàng chiến chống pháp trở thành người anh hùng đánh xe tăng trên đường số 6 .
 Cách mạng tháng tám thành công, cậu Tuân theo học cấp 2, tại quê, sau đó được tuyển vào học tại trường thiếu sinh quân liên khu 4, đóng tại Hương Sơn Hà Tĩnh.Tạm biệt bà con, chị và em gái , cậu đi bộ 3 ngày, vượt qua sông Lam , sông La, đến trường thiếu sinh quân , cùng bạn bè thi đua học tập, nâng cao kiến thức , rèn luyện sức khỏe, tư cách, đạo đức ,nhằm phục vụ cho nhân dân , đang trường kỳ kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
 Để phục vụ kịp thời yêu cầu của cuộc kháng chiến đang có nhiều chuyển biến thắng lợi, trường thiếu sinh quân liên  khu 4, ngưng đào tạo . Một số học sinh của trường chuyển lên học tiếp tại trường Huỳnh Thúc Kháng, một số được cử sang khu học xá trung ương đóng tại Vân Nam, cậu Tuân , cùng phần lớn thiếu sinh  được chuyển về các đơn vị , để trở người chiến sĩ vệ quốc quân .
 Đường sá xa xôi, cách trở, yêu cầu của kháng chiến khẩn trương ,vì vậy cậu Tuân lên đường ra mặt trận , chưa kịp về thăm  quê hương , gia đình, sau mấy năm xa cách  .
Các chiến sĩ vệ quốc tuổi đời còn rất trẻ , ra mặt trận đánh giặc cứu nước, hẹn ngày trở về trong niềm vui thắng lợi  
 Cùng với đơn vị, cậu Tuân là bộ đội tình nguyện, sang giúp nhân dân Lào kháng chiến , chống kẻ thù chung là quân Pháp xâm lược.  Người chiến sĩ quân tình nguyện Văn Đức Tuân đã sống ,chiến đấu ở  nhiều nơi trên đất Lào, nhưng,  không thể trở lại Luông pra Băng , để viếng mộ người mẹ yêu qúi, vì lúc đó , kinh đô cũ của nước Lào, đang bị quân Pháp chiếm đóng .
 Chiến thắng Điện Biên Phủ, chấn động địa cầu, làm cho quân Pháp phải ký kết hiệp định Zơ ne vơ , Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Miền Nam bước vào một thời kỳ mới, để chuẩn bị tổng tuyển cử vào 20-7-1956 .
  Trong niềm vui chiến thằng, đơn vị của cậu vinh dự thay mặt quân tình nguyện về tiếp quản  thủ đô Hà Nội
  Nhân dân Hà Nội , đón mừng những người chiến sỉ đầu đội mũ nan,chân đi  dép lốp, giản dị, mà  , hùng dũng , bằng những bó hoa tươi thắm , nụ cười xinh tươi, lời ca dạt dào ... Hình ảnh đó đó , đẹp mãi cùng  thời gian
   Chín năm kháng chiến Cậu Tuân đã đi qua một chặng đường dài, từ một học sinh, trở thành người chiến sĩ quân đội nhân dân
 Trước mắt là hòa bình xây dựng, nhưng cũng có nhiều gian nan .vất vả đang chờ đón, thử thách người chiến sĩ trẻ
...
  
   
      
 

    .
  

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Công việc đầu tiên

Cuối năm 1978, mình ra trường , được phân công vào  công ty cơ khí , thuộc sở giao thông vận tải thành phố HCM , làm việc tại phòng kỹ thuật.Trưởng phòng kỹ thuật là kỹ sư Lê Minh Thùng , người Bến Tre, học vỏ  khóa 5, trường đường thủy, và đã đi thực tập sinh đóng tàu ở Ba Lan
 Việc đầu tiên , anh Thùng phân công cho mình là thiết kế hoán cải tàu vỏ gỗ 50 tấn, thành tàu chở khách. Anh Thùng đưa cho mình giấy giới thiệu , gửỉ xưởng Phước Sanh, nơi tàu đang nằm trên ụ, và hướng dẫn cụ thể , cách thức đi đến
 Hôm sau , từ 6 giờ sáng ,mình đi xe buýt từ Nguyễn Minh Chiếu- Phú nhuận , đến  chợ Bến Thành, sau đó đón xe lô ( một loại xe chở khỏang 20 khách ) , đi đến cầu Tân Thuận . Từ cầu Tân Thuận , đón xe lam đi qua cầu Rạch Ông, đến đường Dương Bá Trạc. Từ đó đi bộ khoảng 800 m vào ụ tàu Phước Sanh. Vào đến ụ tàu , nhìn mặt trời , đoán đã hơn 9 giờ
 Sau khi xem giấy giới thiệu , người gác cổng, chỉ cho mình , người phụ trách công việc của xường
  Ụ tàu Phước Sanh là ụ đất, cửa ụ bằng gỗ , chiều dài khoảng 40 m, chiều ngang khoảng 12 m. Trong ụ có 1 con tàu chở hàng vỏ gỗ , và 1 tàu kéo  vỏ gỗ loại nhỏ, đang chờ sửa chữa. Bên cạnh ụ tàu là khu xưởng, đồng thời cũng là khu nhà ở . Công nhân trong xưởng chỉ khoảng dăm người đang  vét bùn trong ụ.
 Người phụ trách xưởng hôm đó là con gái ông chủ xưởng, vì ba cô đi công chuyện . Cô gái chừng 18 tuổi , người nhỏ nhắn ,mặc áo bà . Cô gọi mình bằng chú, xưng cháu.  Sau khi nghe mình nói về công việc, cô liền dẫn  đi xuống ụ, để xem con tàu, Mình trèo lên tàu, cô đứng nhìn một lúc rồi nói - chú làm việc. Nói xong , cô trèo lên bờ ụ, đi vào khu xưởng
  Mình lấy thước ra đo các thông số chính, đo kích thước cơ cấu, vẽ phác bố trí chung , đo đạc một số khung sườn, để lấy số liệu phục vụ vẽ tuyến hình. làm việc đến khỏang  mười hai giờ , mình thu dọn đồ đạc lên thành ụ ngồi nghỉ
 Nghỉ ngơi một lúc , mình vào phòng làm việc xin  nước uống ,đồng thời chào cô chủ xưởng , Cô mời ở lại dùng cơm, nhưng mình xin phép ra về. Tiễn mình ra cổng, cô dặn
    - Chú cố gắng làm nhanh, để tuần sau, Ba cháu cho tàu ra khỏi ụ
   - Chú sẽ làm xong công việc khảo sát với thời gian sớm nhất,cháu về thưa lại với ba, là có người của công ty cơ khí xuống khảo sát tàu gỗ, chào cháu và mọi người, chú về
 Nói xong mình đi qua công xường. Ở ngoài đường có gió và không khí thoáng mát hơn, làm cho mình  phấn chấn,  Đi bộ ra bến  lam vừa đi, vừa tìm hiểu về vùng ngoại ô Sài Gòn , mới đến mà cảm giác như gần gũi thân quen 
     Từ ụ Phước Sanh, đi ba chặng xe, về đến khu nhà ở, đã hơn 3 giờ chiều. Đói và mệt, nhưng vui, vì đó là công việc  đầu tiên, mình  làm, với tư cách là kỹ sư tập sự
 Để hoàn thành công việc khảo sát, mình còn đến ụ Phước Sanh 2 lần nữa
Sau hơn một tháng  mình hoàn thành thiết kế sơ bộ, hoán cải tàu hàng vỏ gỗ 50 tấn ,thành tàu chở 60 khách
Mình vẽ chì, còn cô Nhung-người Sài Gòn khỏe mạnh xinh xắn, trang phục đẹp, nói chuyện nhẹ nhàng từ tốn ,can lại bằng mực đen, để lưu trữ , khi cần thì in lại bằng phương pháp o dơ líc. Mình vẽ không đẹp, nhưng bản can của cô Nhung, đường nét tương đối chuẩn, chữ viết đúng qui cách ,được anh Thùng khen.
 Mình làm việc ở công ty cơ khí, gần 3 tháng , thì chuyển về nhà máy đóng  tàu An Phú, ở ấp Thảo Điền , xã An Phú , quận Thủ Đức
  Anh Lê Minh Thùng , một thời gian sau , chuyển sang làm giám đốc,cảng Bến Nghé, còn cô Nhung ,nghe nói : đi nước ngoài , bằng thuyền vượt biển
 Dự án hoán cải tàu hàng vỏ gỗ thành tàu khách không thực hiện ,vì tính  dự toán nhận thấy không có hiệu quả
 Sau này đã khảo sát và thiết kế hoán cải nhiều con tàu lớn nhỏ , nhưng nhớ mãi thiết kế hoán cải con tàu vỏ gỗ 60 khách  và ụ tàu Phước Sanh

 
  

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Bạn học trường đường thủy

Mình ham vui, mến bạn cùng trường, hay nhậu ké, vui cùng
Trong một cuộc nhậu với bạn bè cùng trường , Hồ xuân Vinh, người Quảng Trị , học sau mấy khóa,  vui miệng chọc quê
 - Anh Trường Sơn, rất chi là   liu tiu ( phát âm tiếng Miền Trung nghe như lưu tiu )
     Mình hút xong điếu thuốc, rồi nói
- Anh cùng mọi người ngồi đây  có những ngày đi học ở Phương Lưu
- Anh là người hay lưu luyến...
- Có lúc được thầy Bân lưu ý, vì hay trốn học 
- Anh  có liu tiu, và không có lưu ban
- Và mọi người lưu ý khi nghe  mấy đứa miền Trung nói chuyện ,phải lắng nghe cho rõ
Mọi người cùng vui vẻ, uống cạn ly
 Rồi  ngành đóng tàu thất bát , công việc không có nhiều, thu nhập giảm sút,   nên ít có dịp  bia bọt với các bạn cùng trường
 Mong sao, ngành đóng tàu sớm phục hồi, đề cùng nhau liu tiu, bia bot

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Người Bộ đội Binh đoàn Trường Sơn về học vỏ 14

                         
Anh Vũ Xuân Hãn , người Hải Phòng là bộ đội lái xe Binh đoàn 559, xuất ngũ, về học vỏ 14
Anh Hãn đi bộ đội sau khi tốt nghiệp phổ thông, lúc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Anh đi học lái xe, và vào chiến trường , lái xe Zin 130. Anh người nhỏ, trông vóc dáng không được khỏe mạnh cho lắm, chắc phải đánh vật với chiếc xe kềnh càng, tay lái, chân côn, chân phanh nặng trịch. Nhiều năm lăn lộn trên những cung đường Đông, Tây Trường Sơn , đầy bom đạn, nên đối với mấy đứa sinh viên khu 4, anh rất chân tình , thân thiết. Nói chuyện với anh, bọn mình không phải uốn lưỡi sửa tiếng vì anh đã nghe quen giọng nói nặng trịch của người khu 4 . Những ngày mới vào năm thứ nhất, anh vẫn quen cách xung hô trong quân ngũ, anh hay gọi mọi người là đồng chí , có lúc bị Thầy Dương dạy tiếng Nga phê bình.
   Anh kể rằng hồi học phổ thông,anh là học sinh giỏi toán , trong đội tuyển Hải Phòng , thi học sinh giỏi toán Miền Bắc, nhưng không tiếp tục học lên cao,vì là trai thời có giặc, phải ra mặt trận, phải lo việc nước trước đã.  Mình nghe vậy , biết vậy thôi, không hỏi thêm 
 Anh Hãn vui tính ,áo quần xuề xòa, đi xe đạp phượng  hoàng màu xanh, mua được bằng tiền trợ cấp  phục viên, thích xem đá bóng , và luôn ủng hộ cho đội Xi măng Hải Phòng . Đứa nào trong lớp mà khen Hùng xồm là anh thích lắm . Biết đánh đàn phong cầm . Anh hay đánh bản nhạc Sông Đa Núp, cho bọn mình nghe, toàn dân tai trâu nên phục lăn ông anh . Nhớ đêm hội diễn văn nghệ của trường , anh ôm cây đàn , mà mồ hôi ướt hết áo
 Rời quân ngũ, anh làm một lúc hai việc lớn, đó là thi vào đại học, và lấy vợ, tiếp tục cùng lúc lại phải làm nhiều việc  là nuôi con và học bài, thi cử. Anh không chăm học, thỉnh thoảng còn phải nghỉ học, vì di chứng sốt rét, và bận việc gia đình . thế mà anh học không phải thi lại môn nào, nhận đề tài tốt nghiệp sớm nhất . Đến lúc đó, mình mới tin là anh nói thật về thành tích khi học phổ thông . Bọn mình chỉ có mỗi việc học, thỉnh thoảng mới ngồi quán , mà còn có năm "yêu trường", không nghỉ hè 
 Ra trường , anh Hãn về công tác tại Bảo đảm hàng hải Việt Nam , đi rong ruổi khắp trên Biển Đông để thắp sáng những hải đăng , dẫn đường cho những con tàu viễn dương qua lại hòa bình trên vùng Biển Đông của  Việt Nam
 Anh đã nghỉ hưu, ở Hà Nội , sum vầy cùng với gia đình , con cháu thành đạt, mạnh khỏe, và rất hăng hái tham gia dàn nhạc văn nghệ cựu chiến binh  
 Hôm nay 5/5 ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn,  Nhớ lại  hình ảnh những chiến sĩ lái xe không kính , phủ đầy bụi đỏ , dũng cảm băng qua  trọng điểm , dưới ánh pháo sáng , và bom rơi . Họ đã tạo nên những bài thơ của  Nhà thơ Phạm Tiến Duật, có sức vẫy gọi , lớp lớp thanh niên , lên đường ra trận  .
Ghi lại mấy dòng kỷ niệm , về người anh học cùng lớp, đã sống chiến đấu, làm việc từ Trường Sơn đến Trường Sa thân yêu

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Nghề và Nghiệp

Từ cuối năm 2011 đến nay, giá nhiên liệu tăng nhanh, trong khi đó giá cước vận tải không tăng, mà có lúc còn hạ so với trước . Vì vậy nhiều chủ tàu đã phải nghĩ đến phương án nâng cao hiệu suất của chân vịt
 Có người thì đổi loại máy chính, có người thay đổi tỷ số truyền hộp số, vì vậy phải thiết kế , chế tạo chân vịt mới . Tin mình, có thề tính toán và chế tạo chân vịt , có hiệu suất cao  , vì vậy họ giao việc 
Trong năm nay, nghề đóng tàu khu vực đồng bằng Nam Bộ, gần như không có đóng mới các loại tàu vận tải. Công việc thiết kế tàu, cũng vì thế không có việc. Có thêm việc về chân vịt, cũng là tạo thu nhập, đồng thời được làm công việc chuyên môn mà mình thích 
  Đến nhà chủ xưởng đúc ở vên quốc lộ 13, trên đường từ Sài Gòn đi Bình Dương, để hợp đồng đúc chân vịt  , theo số liệu đã tính toán   . Căn nhà khang trang nằm trong khuôn viên rộng , có nhiều loại cây cảnh trồng trong chậu . Sau khi đã trao đổi xong về công việc, ngồi uống nước trà, ông chủ tâm sự
 Vùng này xưa là đất vườn , dân ở đây có nghề làm vườn lâu năm. Nhà trồng cây cảnh , nhà trồng rau xanh. Nói chung đời sống ổn định. Anh em tụi tôi , có nghề đúc, vì vậy , cuộc sống có khá hơn . Những năm gần đây, vùng ven có nhiều thay đổi , làm vườn không hiệu quả, nhiều gia đình bán vườn, cũng được nhiều tiền . Nhưng sau khi bán vườn , do không có nghề khác, nhiều nông dân , sau một thời gian lại gần như trắng tay . Không phải ai cũng chuyển từ nghề nông sang nghề khác được.
Ông chù nói tiếp ; anh em tụi tôi , có nghề đúc, là nhờ hồi còn trẻ , chịu khó đi học nghề , vì vậy bây giờ vẫn giữ được đất do ông bà để lại, để duy trì nghề của gia đình là trồng cây cảnh , đồng thời giữ được đất cho con cháu. So với bà con xung quanh xóm, thì tụi tôi , là may mắn hơn , là nhờ mình có nghề
  Về đến nhà , đọc báo , có tin cưỡng chế đất ở Văn Giang,  nhớ đến câu chuyện của ông chủ xưởng đúc, thấy cay mắt, đắng lòng.
  Rồi đây, những người nông dân , bị thu hồi đất, rất khó khăn khi phải chuyển đổi nghề nghiệp , vì vậy họ rất dễ trở thành những người nghèo , sống bên cạnh khu đô mới, có nhiều người giàu 
 Đó không phải là mục đích của công cuộc xây dựng xã hội mới

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Gặp các thầy, các anh chị, các bạn , khoa cơ khí thủy

Sài gòn sáng 21/4/ 2012, tiết trời dịu mát, sau mấy tuần chuyển mùa,nắng gắt. Hội trường A Trường đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, với những bó hoa tươi thắm trên tay các sinh viên năm thứ nhất ,  nồng nhiệt đón các thầy, và sinh viên các thế hệ, tề tựu họp mặt, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập khoa cơ khí thủy . Sau những lời chào hỏi, những cái bắt tay , những lời thăm hỏi , là những niềm vui, xúc động thật sự. Bồi hồi, nhớ lại  kỷ niệm, của chặng đường dài đã qua, từ lúc được làm sinh viên ngành cơ khí thủy, và ra trường là những kỹ sư cơ khí giao thông vận tải thủy
  Thầy Nguyễn Văn Nhị , thầy Nguyễn Bân , cùng với anh Trịnh Đức Chinh, và nhiều cựu sinh viên khoa cơ khí , đã cố gắng, góp nhiều công sức, để cuộc họp mặt diễn ra trang trọng , vui vẻ , đầm ấm, và ý nghĩa
 Lời phát biểu khai mạc ngắn gọn của anh Trịnh Đức Chinh , đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của cuộc họp mặt
 Thầy Nguyễn Bân, anh Đỗ Thái Bình, Anh Tập , là những   Sinh viên khoa cơ khí thủy khóa đầu tiên, (gọi là khóa 3, vì 2 khóa đầu , không có ngành cơ khí thủy) của  Trường đại học giao thông vận tải đường sắt và đường bộ , có mặt tại cuộc họp mặt hôm nay , nhận những bó hoa tươi thắm từ tay các sinh viên năm thứ nhất  Nhiều cựu sinh viên khóa đẩu tiên, nhận được giấy mời, nhưng vì điều kiện sức khỏe, không thể về tham dự . Ban tổ chức sẽ gửi tặng các anh , hình ảnh và băng ghi hình về buổi họp mặt này
   Tham dự cuộc họp mặt , có nhiều thầy giáo, đã từng tham gia giảng dạy khoa cơ khí thủy, Trong đó, thầy Trần Phương  dạy khóa đầu tiên của khoa cơ khí thủy . Các thầy đã già . nhưng đều rất vui , khi được gặp lại đồng nghiệp, và nhiều thế hệ học trò thân thiết
   Gặp mặt, được nhìn thấy các thầy, các anh ,các chị , và các bạn của khoa cơ khí , không kịp nói với nhau nhiều , rồi lại chia tay. Cảm xúc lắng lại , để tiếp tục theo cùng  với công việc , đã được học tập và rèn luyện từ khóa 14 đến nay : kỹ sư vỏ tàu
   

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

NHỮNG KỸ SƯ ĐÓNG TÀU ĐẦU TIÊN - VỎ TÀU KHỎA 3

Trong quá trình học tại trường đại học giao thông đường thủy Hãi Phòng, và đi làm tại nhà máy đóng tàu An Phú, mình có biết một số kỹ sư vỏ tàu , học vò tàu khóa 3. Đó là thầy Nguyễn Bân  ,  thầy Nguyễn Văn Phiêu ,bác Hồ Trọng Tuy - người làng Quỳnh Đôi, Nghệ An, anh Đỗ Thái Bình- tác giả của nhiều sách viết về đóng tàu và hàng hải. anh Đoàn Líu- nhà máy đóng tàu Hà Nội , anh Phan Ngọc Sơn - đăng kiểm 6.
 Hôm nay ,đọc trang mạng BÁCH KHOA HÀNG HẢI ĐÓNG TÀU, mình biết thêm nhiều về lớp kỹ sư đóng tàu đầu tiên , đó là lớp vỏ tàu khóa 3, Trường đại học giao thông đường sắt và đường bộ- Hà Nội , niên học 1962-1966
 Các anh học vỏ tàu khóa 3, phần lớn là cán bộ đi học, khi trở thành kỹ sư , các anh đã đóng góp công sức , trí tuệ, vào sự nghiệp đóng tàu , phục vụ cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước
  Các anh là những tấm gương về nghề nghiệp đóng tàu, để tất cả , các lớp đóng tàu khóa sau noi theo
 ,

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Họp mặt kỷ niệm 50 năm thành lập khoa cơ khí thủy

Thầy Nguyễn Văn Nhị, thầy Nguyễn Bân , cùng một số cựu học sinh khoa cơ khí Trường đại học giao thông đường thủy Hải Phòng , tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập khoa cơ khí thủy , của Trường đại học giao thông đường sắt và đường bộ
 Thời gian : buổi sáng ngày 21/4/2012 
 Địa điểm  : hội trường A, Trường đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Hai sinh sinh viên vỏ 14, được giử lại trường làm giáo viên

Lớp vỏ 14, có hai sinh viên là Đặng phúc Thắng , và Phạm đức Đạt , có thành tích học tập đạt loại giỏi , sau khi tốt nghiệp được nhà trường giữ lại làm giáo viên tổ vỏ
 Cả hai anh Thắng và Đạt , có một điểm giống nhau, là đã tốt nghiệp phổ thông vào năm 71, nhưng không được học tiếp lên đại học, mặc dầu cả 2 đều có điểm thi vào đại học khá cao . Thời kỳ học phổ thông, cả 2 đều tham gia dự thi học sinh giỏi toán toàn Miền Bắc . Đặng Phúc Thắng người Hà Nội ,  Phạm đức Đạt người Hải Phòng
 Không đựơc vào đại học , anh Thắng đi TNXP . Hoàn thành nghĩa vụ, thi vào đại học đường thủy đạt điểm cao nhất .
  Anh Đạt cũng phải đi làm công nhân một thời gian rồi mới  thi vào đại học đường thủy 
 Đa số sinh viên vỏ 14, là học sinh phổ thông tốt nghiệp phổ thông niên khóa 1972-1973 . Vì vậy phần lớn mọi người gọi Thắng và Đạt là anh
 Là người thành phố , nên hai anh vui tính , hay chuyện,và có sức thu phục mọi người, vì học giỏi và hay đọc sách . Anh Thắng có thề đọc thuộc lòng nhiều trang trong  "Chiến tranh và hòa bình" và "Sông Đông êm đềm "
 Tháng 11-1978 , mọi người tạm biệt nhà trường ,lên đường nhận công tác , mỗi người một nơi, từ Quảng Ninh tới mũi Cà Mau, Còn anh Thắng và anh Đạt trở thành thầy giáo dạy ở tổ môn vỏ tàu trường đại học giao thông đường thủy Hải Phòng
   Một thời gian sau, khỏang 1982, anh Đạt xuất cảnh ra nước ngoài, hiện nay sống và làm việc tại Mỹ
 Và anh Thắng cũng rời Hải Phòng về Hà Nội, làm việc ở cơ quan thiết kế tàu, bộ thủy sản. Hiện nay anh Thắng là giám đốc công ty cổ phần công nghệ tàu thủy . Cùng với các cọng sự, anh Thắng đã thiết kế nhiều loại tàu cao tốc phục vụ trong các lĩnh vực : vận tải hành khách, hoa tiêu, tuần tra,cứu hộ, cứu nạn
  Lớp vỏ tàu k14, không được như nhiều lớp vỏ các khóa khác của trường đại học giao thông đường thủy,vì không  ai có học vị tiến sĩ  .
  Trước đây : để trở thành tiến sĩ , thì phải học giỏi và nhiều tiêu chuẩn khác nữa  ...    

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

3 tiến sĩ kỹ thuật công nghệ tàu thủy người Quảng Ngãi

Ngày 20-7-1954, hiệp định Giơ-ne-vơ, được ký kết. Theo tinh thần của hiệp định, nhiều thanh niên , học sinh từ Quảng Ngãi , xuống tàu ở cảng Qui Nhơn tập kết ra miền bắc, để tiếp tục, công tác, học tập, góp phần cùng nhân dân cả nước , tiếp tục sự nghiệp thống nhất tổ quốc.
 Tạm biệt quê hương làng Thu Xà ( Nghĩa Hòa) ,có sông Trà, núi Ân xinh đẹp , đến miền Bắc , anh thanh niên Nguyễn Văn Nhị tiếp tục công tác, trong công cuộc khôi phục kinh tế miền Bắc sau 9 năm kháng chiến theo sự phân công cũa tổ chức. Sau một thời gian ,  anh Nguyễn Văn Nhị được cử đi Liên xô, học đại học tại trường đại học các kỹ sư hàng hải Ôđétxa
 Sau nhiều năm miệt mài học tập ngành máy tàu, kỹ sư NguyễnVăn Nhị, trở vế tổ quốc , bắt tay vào giảng dạy tại trường đại học giao thông Hà Nội . Cùng với nhiều kỹ sư khác, thầy Nguyễn Văn Nhị tham gia thành lập khoa cơ khí thủy : bao gồm 3 chuyên ngành  đào tạo : vỏ tàu, máy tàu, máy xếp dỡ.
 Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành cơ khí thủy, thầy Nguyễn Văn Nhị , tiếp tục nghiên cứu tiến sĩ tại trường đại học các kỹ sư hàng hải . Một lần nữa thành phố cảng Ôdétxa, viên ngọc bên bờ biển đen, của nước cọng hòa xô viết Ucraina, dang rộng vòng tay , đón chào người bạn cũ , giờ đây đã là nghiên cứu sinh say mê học tập nghiên cứu 
 Tốt nghiệp nghiên  sinh , tiến sĩ Nguyễn Văn Nhị về trường đại học giao thông đừơng thủy giảng dạy . Thời gian khóa 14 học tập , thầy Nguyễn Văn Nhị là trưởng khoa cơ khí của trường đại học giao thông đường thủy .
 Thầy Nguyễn Văn Nhị là hiệu trưởng cuối củng của  trường đại học giao thông đường thủy Hải Phòng.
  ( Theo ý chũ quan của cá nhân tôi : việc xóa tên trường đại học giao thông đường thủy hải Phòng, có lẽ là giải pháp mang nặng tính chất cơ cấu, không mấy hay ho cho sự nghiệp đào tạo các kỹ sư cơ khí thủy )    
Cùng tập kết ra bắc từ Quảng Ngải , người học sinh trung học  Nguyễn Đức Ân , tiếp tục học tại  trường học sinh miền Nam nội trú , sau một thời gian ngắn , học tập trên miền Bắc, anh Nguyễn Đức Ân , đựơc gửi sang nước Cọng hòa nhân dân Ba Lan , tiếp tục học phổ thông , sau khi tốt nghiệp phổ thông , Nguyễn Đức Ân , theo học ngành vỏ tàu tại Ba Lan . tốt nghiệp đại học, kỹ sư Nguyện Đức Ân về Việt Nam , công tác tại viện kỹ thuật giao thông . Để phát triển khoa học kỹ thuật ngành đóng tàu, kỹ sư Nguyện Đức Ân, thi đậu nghiên cứu sinh, và được phân công đi nghiên cứu sinh tiến sĩ về sức bền vỏ tàu thủy. Đất nước Ba Lan xinh đẹp, hào hoa lại tiếp tục giúp đỡ và đào tạo chàng trai xứ Quảng vui tính , chăm học, kỹ sư Nguyện Đức Ân trở thành tiến sĩ về sức bền võ tàu thủy
 Trở tổ quốc, tiến sĩ Nguyển Đức Ân tiếp tục công tác tại viện kỹ thuật giao thông, và tham gia công tác đào tạo đại học,và trên đại học, góp phần cùng ngành giao thông vận tải , tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, và đấu tranh thống nhất nước nhà , để những người con xứ Qủang được sớm trở về quê hương đang xa cách
 Cũng từ Quảng Ngãi tập kết ra Bắc, học sinh trung học Trương Cầm , tiếp tục học tập tại trường học sinh miền Nam nội trú. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh Trương Cầm , theo học lớp vỏ tàu khóa 5, tại trường đại học giao thông.  Tốt nghiệp đại học, kỹ sư Trương Cầm , được phân công ở lại trường đại học đường thủy , để tham gia giảng dạy , và nghiên cứu khoa học . Lúc khóa 14, vào học nặm thứ 2, thầy Trương Cầm, trúng tuyển thi nghiên cứu sinh . Thầy được phân công đi nghiên cứu tiến sĩ tại Ba Lan
 Có bằng tiến sĩ về sức bền uốn chung thân tàu, thầy Trương Cầm tiếp tục tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các  trường đại học và viện kỹ thuật giao thông
Ngày tập kết ra Bắc những thanh niên xứ Quảng mang theo tình cảm quê hương ,  niềm say mê lao động và học tập , ra miền Bắc tiếp tục công tác ,  học tập . Thống nhất nước nhà, đựơc trở về quê hương yêu dấu, họ đã là những nhà khoa học ngành đóng tàu, đó là món quà quí báu dành cho người thân gia đỉnh ,và xứ sở
Sau ngày thống nhất đất nước, tiến sĩ Nguyện Văn Nhị, tiến sĩ Nguyện Đức Ân, tiến sĩ Trương Cầm , tiếp tục công tác trong ngành tàu thủy tại thành phố Hồ Chí Minh . Cùng với công tác quản lý , các tiến sĩ còn tham gia công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho nhiều khóa cao học ,và nghiên cứu sinh  .
 Quảng Ngãi tương lai sẽ có khu công nghiệp biển lớn , với nhiều nhà máy công nghiệp cơ khí thủy , sẽ có nhiều học sinh giỏi người Quảng  trở thành tiến sĩ về tàu thủy, tiếp bước các thế hệ đi trước, trong công xây dựng và bảo vệ quê hương , có bờ biển dài , có đảo Lý Sơn với rất nhiều thế hệ ngư dân đã dày công gìn giữ chủ quyền của dân tộc Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa, và Trường Sa
 Giờ đây, mong lắm thay, các nhà khoa học công nghệ tàu thủy , có nhửng nghiên cứu , để giúp cho ngư dân có được nhửng mẫu tàu đánh cá, có giá thành chế tạo rẻ nhất, có chi phí khai thác thấp nhất...Để giúp cho những ngư dân dũng cảm , bám biển làm giàu, và giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng             

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Thầy giáo Phạm Tiến Tỉnh, chủ nhiệm lớp vó 14

Sau 2 năm học các môn cơ bản, cơ sở, đến năm thứ 3 vào học chuyên môn , lớp vỏ 14, chịu sự quản lý  của khoa cơ khí ,  thầy Phạm Tiến Tỉnh giáo viên tổ môn vỏ trực tiếp làm chủ nhiệm .
 Thầy Tỉnh học vỏ 8, tốt nghiệp loại giỏi , được nhà trường giữ lại làm giáo viên. Cùng học khóa 8, còn có thầy Trần Kế Đạt , cũng là sinh viên giỏi , đươc giữ lại trường làm giáo viên tổ vỏ. Thầy Trần Kế Đạt là người Hoa, nhà ở Hàng Buồm Hà Nội, năm 1979, thầy rời Việt Nam, hiện nay thầy có bằng tiến sĩ,đang sống và làm việc tại Cọng hòa liên bang Đức .  
 Mình nhớ một lần,vào khoảng gần sáng , trời mùa đông, se lạnh , bên trong phòng ở của lớp đã có một số người dậy , lục đục xếp chăn màn , còn phần lớn mọi người đang mơ màng, bổng có tiếng ai đó rất lớn dục giã : vỏ 14 dậy , chuấn bị đi hội thao đồng diễn . Anh phan Chinh nằm giường tầng trên mình nói lớn : ai mà nói to thế . Có tiếng nói khẽ : thầy Tỉnh đấy . Phan Chinh nhảy xuống đất , đi tới mở cứa phòng ra ngoài nói chuyện một lúc với thầy Tỉnh . Trong lúc đó mọi người ùa dậy , đi vệ sinh cá nhân , rồi nhanh chóng tập hợp, đề cùng nhau đi tới sân Lạnh Tray , tham gia đồng diễn .
 Anh Phan Chinh là bạn cùng quê Ninh Bình , và cùng học khóa 8, với thầy Tỉnh . Học đến năm  thứ hai , anh Chinh cùng nhiều sinh viên các khóa 8,9, 10 gác bút nghiên tham gia quân đội. Anh Chinh có thời gian là quân tình nguyện Việt Nam, giúp mặt trận Lào yêu nước kháng chiến chống phái hữu Lào . Bị thương anh rời quân ngũ về lại trường học với vỏ 14, từ năm thứ 2. Anh Chinh người to , cao, đẹp trai, hay chuyện . Giường 2 tầng, anh nằm trên, mình nằm dưới .Anh Chinh vui tính , thỉnh thoảng nói vui mấy câu tiếng Lào rồi tự dịch ,nghe cũng vui . Những lúc rổi rãi , anh hay kể chuyện cũ . Anh Chinh kể cho mình : Thầy Tỉnh hồi đi học phổ thông , học giỏi , công tác đoàn thể tốt, được kết nạp Đảng từ khi học cấp 3.Thời đó học sinh phổ thông được kết nạp đảng , cả miền bắc chỉ đếm trên đầu ngón tay . Qua anh Chinh , mình còn quen nhiều sinh viên các khóa trước , đi bộ đội, kết thúc chiến tranh trở lại trường tiếp tục học . Mấy anh đó hay đến thăm và chuyện trò với anh Chinh, Bộ đội phục viên hay kể chuyện thời còn tại ngũ , Nhiều chuyện rất vui về Quảng Bình , trên đường hành quân , nhửng người lính trẻ, tếu táo đã cùng nhau tạo nên thiên  chuyện vui về quê bọ Quảng Bình. Nhớ nhất là chuyện "Sao các chú ngửi mồm con gái bọ ". 
 Thầy Tỉnh, người cao ráo, nét vui tươi, hay chuyện . Ngoài công tác giảng dạy Thầy còn làm trong ban chấp hành đoàn trường . Là chủ nhiệm lớp, nên thầy chân tình và quan tâm nhiều đến học tập và tổ chức lớp. Thầy không trực tiếp dạy vỏ 14, nhưng có tham gia hỏi thi và hướng dẫn một số đồ án tốt nghiệp  . Sinh viên trong lớp quí mến thầy , nhất là mấy cô nữ . Thời gian đó thầy vẫn là thanh niên đẹp trai chưa vợ . mấy cô gái trong lớp toàn gọi thầy bằng anh . Lúc đó mình thấy vô lý quá ...
 Thầy Tỉnh lập gia đình vào thời gian vỏ 14 học năm thứ 5. Vợ của thầy là cô Phương học vỏ 13. Đám cưới đơn giản , có bánh kẹo và liên hoan văn nghệ , tổ chức tại hội trường nhỏ của trường , lớp vỏ 14 tham dự đầy đủ
 Thầy trúng tuyển , và đi nghiên cứu sinh tại Ba Lan vào những cuối những năm 80 . Nhận bằng tiến sĩ về nước, thầy tiếp tục giảng dạy tại trưởng đại học hàng hải Hải Phòng . Thầy có tham gia dạy cho các lớp tại chức tại do đại học hàng hải mở tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.  Thầy và trò có dịp gặp lại nhau , chuyện trỏ vui vẻ, chân tình . Nhiều sinh viên tại chức khu vực sông Cửu Long các khóa do trường hàng hải đào tạo, hiện nay đã là cán bộ phụ trách nhiều cơ quan như đăng kiểm , thiết kế, đóng tàu... khu vực đồng bằng sông Cửu Long
 Thầy giáo chủ nhiệm vỏ 14 năm xưa , Phạm Tiến Tỉnh  là tiến sĩ , phó giáo sư , nhà giáo nhân dân . Lúc còn công tác, thầy là hiệu phó trưòng đại học hàng hải Hải Phòng . Hiện nay thầy và gia đình ở Hải Phòng . Thầy vẩn còn đi dạy ở các trường đại học có ngành vỏ tàu



Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Hai thầy giáo người Nghệ dạy vỏ

Trong thời gian lớp vỏ học 14 học tại trường đại học giao thông đường thủy có hai thầy giáo quê  Nghệ an công tác, giảng dạy  tổ môn vỏ tàu, đó là thầy Nguyễn Văn Phiêu, và  Thầy Trương sĩ Cáp
 Thầy Phiêu quê ở Thanh Chương, một vùng quê hiền hòa, có dòng sông Lam trong xanh , như dải lụa vắt qua nhửng bãi mía, nương ngô, êm đềm chảy qua những xóm làng hiền hòa, với những vườn mít , những hàng cau trĩu quả. Vùng quê Thanh chương có đặc sản là nhút, chế biến từ quả mít non. Món ăn dân giã không tốn nhiều tiền, nhiều công chế biến , nhưng người xa quê lâu bao nhiêu vẫn nhớ
 Thầy Phiêu tốt nghiệp kỹ sư cùng khóa với thầy Nguyễn Bân . sau một thời gian giảng dạy, thầy đi thực tập sinh tại Cọng hòa nhân Ba Lan, một nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển .Hoàn thành khóa thực tập trên đại học, thầy về nước , và tiếp tục công tác tại tổ môn vỏ tàu . Thầy trực tiếp dạy vỏ 14, môn công nghệ sủa chữa tàu thủy. Môn học này , giúp cho học sinh sau này có thể làm việc tại các nhà máy đóng và sữa tàu, hoặc công tác tại phòng kỷ thuật của các công ty vận tải sông, biển ...
 Trong các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế , Ba Lan là nước được phân công phát triển công nghiệp đóng tàu. Chỉ có hơn 500km bờ biển vùng vịnh Ban tích, nhưng Ba Lan, có nhiều nhà máy đóng tàu lớn , trong đó có nhà máy đóng tàu mang tên Lê Nin. Trước khi làm tổng thống nước cọng hòa Ba Lan, Ông Lếcvalesa, là chuyên viên kỹ thuật điện tại nhà máy đóng tàu Lê Nin
 Sau chiến thằng Điện Biên Phủ, Nhà nước Ba lan, đã tiếp nhận nhiều đoàn học sinh việt nam sang học tập . Trong đó có nhiều người học tập về ngảnh đóng tàu và hàng hải. Người đầu tiên học về đóng tàu tại Ba Lan là thầy Hồ Xuân Trí. Tốt nghiệp kỹ sư đóng tàu, về nước, thầy Hồ Xuân Trí , là  người đầu tiên xây dựng ngành học cơ khí thủy tại đại học giao thông Hà nội. Thầy trực tiếp giảng dạy từ khóa 3.  Lúc mình vào trường thầy Trí là hiệu phó nhà trường  . Nhiều tiến sĩ công nghệ , khoa học đóng tàu, kỹ sư đóng tàu , kỹ sư thiết bị tàu thủy , kỹ sư hàng hải, kỹ sư công nghiệp nghề cá , công nhân kỹ thuật do Ba Lan đào tạo, đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển ngành đóng tàu và hàng hải nước ta
 Sau năm 1973, nước cọng hòa nhân dân Ba Lan, giúp Việt nam xây dựng nhà máy đóng tàu Hạ Long tại Giếng Đáy , Quảng Ninh .Xây dựng bước một, Nhà máy có triền ngang , có thể đóng ,và sửa chữa tàu đến 3000 T. Những bước tiếp theo nhà máy  mở rộng , để đóng được tàu hàng vạn tấn .  Ý dồ thiết kế và xây dựng nhà máy rất phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước ta lúc đó là từng bước xây dựng ngành đóng tàu , ngày càng qui mô, và hiện đại .Với đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật nòng cốt do Ba Lan đào tạo, nhà máy Hạ long vào những năm 80 của thế kỷ trước đã đóng được tàu 3000 T ( tàu có trọng tải lớn nhất do Viện Nam đóng ,vào thời điểm đó ).Hiện nay nhà máy đóng tàu Hạ long đã đóng được nhiều loại tàu lớn, chuyên dụng , có chất lượng cao , như tàu chở containe, tàu chở ô tô, tàu chở dầu... Người giám đốc thời kỳ  đầu  của nhà máy Hạ :Long là ông Ngô Qúi, tốt nghiệp kỹ sư đóng  tàu tại Ba Lan, từ những năm 60. Tổng giám đốc đầu tiên của tập đoàn đóng tàu Việt Nam ,kỹ sư Phạm Thanh Bình cũng là kỹ sư đóng tàu tốt nghiệp tại Ba Lan năm 1978. 
 Nước Ba Lan có nhiều thay đổi, nhưng nhân dân ta vẫn quí trọng , về sự  giúp đỡ chân tình của nhân dân Ba Lan đối với nhân dân Việt nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây. Hiện nay đang có  có những kế hoạch  hợp tác về công nghiệp đóng tàu , và hàng hãi giữa 2 nhà nước . Đó là là những bước đi lên vững chắc,  tiếp nối sự hợp tác quí báu, với nhiều tình nghĩa , đã dày công vun đắp và thử thách  bao nhiêu năm qua      
 Thầy Phiêu làm việc tại trường đại học đường thủy Hải phòng , nhưng gia đình thầy vẫn ở nghệ An. Cũng  như các học sinh miền trung, mỗi năm lại mấy lần vất vả chen tàu xe, để về quê thăm gia đình. Có một lần , Đi tàu từ Hà Nội về đến ga Nam Định, mình xuống sân ga, khi tàu tiếp tục đi, mình nhảy lên toa khác ,để đi tiếp . Mình phải đổi toa vì đi tàu không mua vế, nên không ngồi cố định tại một toa nào, để trách nhân viên soát vé. Tàu hôm đó rất đông, toa tàu chật cứng người đúng người ngồi, do đi tàu không mua vé, nên tàu càng đông, mình càng yên tâm vì càng dễ trốn soát vé.
 Tàu chạy được một lúc, không khí trên toa tàu dần dần trật tự, Đứng từ lối lên xuống của toa tàu, nhìn vào trong toa, mình thấy thầy Phiêu đang ngồi phía đầu toa,cùng hòa vào dòng người đông đúc về quê đón tết .
 Đi đường vất vả, về thăm gia đình được dăm bữa, rồi lại tất tả chen tàu , trở lại nhà trường . Rồi nhũng ngày xa gia dình, ăn cơm nhà ăn tập thể . Trong thời gian vừa xây dựng , vừa có chiến tranh bao vệ tổ quốc, phần lớn người cán bộ nhà nước vừa phải làm tốt công việc xã hội, dồng thời phải lo lắng với gia đình ở trong quê xa xôi  , trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn mọi mặt
 Được đi học đại học vừa là vinh dự , nhưng cũng là trách nhiệm , đối với gia đình và xã hội, nên thời gian đó , không khí học tập rất nghiêm túc. Ai cũng mong muốn học tập đạt kết quả, để trở thành những kỹ sư, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
  Thầy Trương Sĩ Cáp, Quê ở Diễn Hồng,Diễn Châu, Nghệ an . Thầy tốt nghiệp kỹ sư đóng tàu tại Ôđetxa .  ,tham gia giảng dạy tại tổ môn vỏ tàu tử những năm 60, đến năm 1974, thầy đi nghiên cứu sinh tại Ba lan, Thầy về nước, đúng vào thời gian vỏ 14 ra trường . Thầy Trương Sĩ Cáp là tiến sĩ về lý thuyết tàu, trước khi nghỉ hưu, thầy là hiệu phó trường đại học hàng hải Hải phòng. Con trai của thầy ,Trương Hòang Liên, hồi nhỏ sơ tán về làng mình - Song Hậu, Diễn Thịnh, lớn lên là học sinh trường hàng hải Hải Phòng, hiện nay là giám đốc đăng kiểm Cà Mau 
 Nhớ đến về những ngày di học , và mái trường đường thủy thân yêu, nhớ đến những người thầy quê hương Nghệ an , với nhiều tình cảm thân thương, quí mến
     Âm vang mãi  lời bài hát của nhạc sĩ Tân Huyền
        Chứ ai biết nước sông Lam răng là trong là đục, thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh , thuyền em lên thác, xuống ghềnh, nước non là nghĩa là tình ai ơi

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Các cô giáo dạy vỏ tàu

Trong thời gian học của lớp vỏ tàu k14 (1973-1978) , tổ môn vỏ tàu có hai cô giáo. Đó là cô Đoàn và cô Thành . Các cô đều là người Hà nội, và cùng là học sinh khóa 5 , của trường đại học giao thông. Lúc các cô đi học , là thời gian bắt đầu có cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, trên toàn miền Bắc nước Việt Nam dân chủ cọng hòa . Lúc đó khoa cơ khí thủy , trong đó có lớp vỏ 5, sơ tán về Mai siêu , Hà Bắc. Mình biết như vậy,  vì có Hồ Xuân Phương, học máy 14,con Thầy Hồ Xuân Trí , hay kể lại thời nhà trường sơ tán tại Mai siêu. Biết được lịch sử nhà trường là điều mình thích, cái đó tạo thêm tình yêu nghề nghiệp trong học tập và làm việc 
 Cô Đoàn, khỏe mạnh , gương mặt đẹp, rạng rỡ. Cô Thành mảnh dẻ, gương mặt thanh thoát nhưng hơi buồn . Các cô đều nói tiếng của người Hà Nội "phố hàng", nhẹ nhàng chính xác , (những học trò miền trung đã quen giọng nói nặng và không rõ dấu,   nghe các cô giảng bài  thật thích ) 
 Cô Đoàn dạy môn hình học họa hình . Môn học này là cơ sở để thiết lập các bãn vẽ trong thiết kế tàu . Môn học cung cấp cho người học , cách thể hiện hình học trên 3 mặt chiếu , trùng với hệ tọa độ không gian xyz. Quá trình học , đòi hỏi phải làm nhiều bài tập , thì mới nắm vững kiến thức. Học môn này chỉ cần sao nhãng là phải thi lại . Lớp vỏ 14, có Đặng Phúc Thắng,  đạt điểm 5. Thắng là học sinh giỏi  đạt giải , kỳ thi học sinh giỏi miền Bắc lúc đó, trước khi đi thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, rồi mới được đi học đại học 
Ngay năm thứ nhất , còn nhiều bỡ ngỡ,  cho nên nhiều học sinh cũng lũng túng khi học môn hình họa. Rất may , phần lớn không phải thi lại.
 Cô Thành dạy lý thuyết tàu phần tĩnh . Đó là môn chuyên môn vỏ tàu đầu tiên , mà lớp vỏ 14 đươc học vào kỳ 1, năm thứ ba .Môn học  này cung cấp kiến thức, để hiễu biết và tính toán các yếu tố thủy lực của các con tàu khi hoạt động trên mặt , hay trong lòng nước
 Năm thứ tư, cô còn dạy cho vỏ 14, môn thiết bị và hệ thống tàu thủy. Đó là thiết bị máy lái, thiết bị máy neo, thiết bị cầu hàng , thiết bị nấp hầm hàng ... , hệ thống nước dằn , hệ thống nước vệ sinh, hệ thống thoát nước mặt boong...
Các cô thương học sinh , học hành vất vả, nên khi hỏi thi ,  :"thường cất điểm 2 vào tủ " . Học sinh ngành vỏ tàu hay nói : cô Đoàn là phao cứu sinh mạn phải, cô Thành là phao cứu sinh mạn trái,
 Cô Đoàn ,và cô Thành đều có chồng là người  Hà nội ,và cũng là học sinh khóa 5 .Thầy Phát ,chồng cô Đoàn , là giáo viên dạy môn toán cao cấp . Thầy đi nghiên cứu sinh khỏang  những năm 80 . Trước khi nghỉ hưu, thầy Phát là tiến sĩ , chủ nhiệm khoa cơ khí, trường đại học hàng hải Hải Phòng.Chồng cô Thành là anh Minh ,có bằng tiến sĩ đóng tàu từ lúc khóa 14 còn học ở trường. Anh Minh  đi nghiên cứu sinh từ nhà máy đóng tàu Bạch Đằng . Anh Minh và cô Thành vào Sài Gòn công tác và sinh sống từ những năm 80 
 Những người con của các cô đều học giỏi, và thành đạt
Mình đi làm là "lính" của các anh Lê Minh Thùng , Trần Hậu Tứ đều học lớp vỏ khóa 5. Biết mình là học trò của cô Đoàn và cô Thành nên các anh cũng hay kể chuyện thời đi học cho mình nghe
Đi làm, trải qua nhiều công việc trong ngành đóng tàu, những kiến thức đã học từ các cô , luôn đồng hành cùng với mình.    
Nhớ lại thời đi học, nhớ đến các cô giáo người Hà Nội , có tấm lòng hiền hậu, bao dung như là người chị
 Chúc  cho các cô và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Thầy Nguyễn Lâm

Thầy Nguyễn Lâm dạy vỏ 14 , môn công nghệ đóng tàu. Thầy là tổ trưởng bộ môn vỏ tàu, thuộc khoa cơ khí ,
 Thầy  tốt nghiệp kỹ sư đóng tàu tại Ođétxa, sau thầy Đào Vũ Hùng .Thầy về tham gia giảng dạy chuyên môn từ khóa 5 , và đã dạy nhiều môn chuyên ngành vỏ tàu. Có nhiều sinh viên khóa 5 sau khi tốt nghiệp ,ở lại trường làm giáo viên, nhu cô Đòan, Cô Thành, thầy Tiệm,thầy Tân.
  Thầy có vóc dáng nhỏ, gương mặt buồn , khắc khổ , giống như rất nhiều người cán bộ lúc đó.
Môn công nghệ đóng tàu cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung nhất về nhà máy đóng tàu, các thiết bị trong công nghệ đóng tàu, toàn bộ qui trình công nghệ đóng mới tàu thủy, tổ chức sản xuất trong đóng mới tàu thủy.
Môn công nghệ  liên quan đến nhiều  môn học cơ sở như kim loại học, công ngệ kim loại, chi tiết máy, và các môn khác của đóng tàu : như kết cấu, lý thuyết tàu... Học công nghệ đóng tàu ít có yếu tố tạo hứng thú , nhưng nó là môn nghề nghiệp , nên ai cũng chăm chĩ học.
Thầy Lâm giảng bài theo giáo trình do thầy viết , vì vậy khi học không cần ghi chép nhiều . Thầy lên lớp với tác phong nghiêm túc, cẩn thận , mẫu mực. 
Nhiều năm làm tổ trưởng bộ môn , nhưng thầy không đi thi nghiên cứu sinh, có lẽ do tuổi tác. Sau nhiều năm dạy đóng tàu tại trường đường thủy , thầy chuyển ra làm việc tại công ty xây dựng công trình đường thũy , nhường lại sự nghiệp đào tạo kỹ sư vỏ tàu cho các giáo viên trẻ , có học vị cao hơn
 Thầy Nguyễn Lâm cũng đã qua tuổi thất thập nhiều năm  . Thầy nghỉ hưu và sống tại Hãi phòng
  Nhiều thế hệ sinh viên học công nghệ đóng tàu , do thầy giảng , sau khi ra trường đã là lượng lượng nòng cốt cho công nghiệp đóng  tàu Việt nam
Ra trường đã gần 40 năm , công việc luôn gắn bó với công nghệ đóng tàu, và cũng luôn nhớ về các thầy cô trong tổ môn vỏ tàu, mà thầy Lâm làm tổ trưởng     


  

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Thầy Đào Vũ Hùng

Kỹ sư đóng tàu  ĐàoVũ Hùng không trực tiếp dạy lớp vỏ tàu k14, nhưng thầy hướng dẫn một số sinh viên làm thiết kế tốt nghiệp, trong đó có mình, với nội dung thiết kế kết cấu tàu chở hàng container trọng tải 14000 T ( 600 teu ), chạy chuyên tuyến Hải Phòng -Vlađivoxtốc.
 Thời gian làm thiết kế tốt nghiệp dài 3 tháng, trong đó phần thiết kế kết cấu chiếm khoảng gần một tháng. Lúc đầu , thầy bố trí làm việc tại nhà của thầy, trên đường Tô Hiệu, cách trường khoảng 5 km. Thấy sinh viên phải đi bộ khá xa, nên thầy chỉ làm việc lần đầu tại nhà, thời gian còn lại, thầy bố trí làm việc vào ngày chủ nhật tại phòng học của lớp.
 Thầy trang phục đơn giản, đi xe đạp phượng hoàng, đến lớp rất đúng giờ đã định, và tác phong rất khẩn trương. Thầy hướng dẫn chu đáo,và dễ tiếp thu.
Thiết kế phần kết cấu tàu container 14000 T, phải dùng Qui phạm đóng tàu biển vỏ thép của Đăng kiểm Liên Xô ban hành năm 1974. Lên thư viện nhà trường  mình tìm được cuốn hướng dẫn tính kết cấu tàu, theo qui phạm 1974, bản tiếng Nga. Dùng tài liệu này tiện lợi, vì viết tóm tắt, rất dễ tra cứu, nhưng khi chọn các hệ số trong các công thức tính mô men chống uốn của các cơ cấu thân tàu, mình rất lúng túng. Để sinh viên thuận tiện làm thiết kế tốt nghiệp, thầy đã dịch Qui phạm đóng tàu biển vỏ thép năm 1974, của Liên Xô, bản tiếng Anh, cho các sinh viên do thầy hướng dẫn thiết kế kết cấu, sử dụng. Thầy giải thích rất cặn kẽ về tính chất của các hệ số, chọn giá trị các hệ số chính xác, mới đáp ứng được tiêu chí khi thiết kế kết cấu, là phải có sức bền lớn nhất, và trọng lượng cơ cấu nhỏ nhất
 Mình nhớ mãi hình ảnh thầy tất tả đạp xe xuống trường vào chiều thứ 7, để báo cho toàn nhóm biết: ngày chủ nhật  thầy phải đổi kế hoạch từ buổi sáng, sang buổi chiều ngày chủ nhật tới. Thầy thật là chu đáo
Thầy giáo Đào Vũ Hùng tốt nghiệp kỹ sư đóng tàu loại xuất sắc tại Trường đại học các kỹ sư đường thủy Ođétxa, nước Cọng hòa xô viết Ucraina. Theo qui chế của Bộ đại học Liên Xô, lúc đó những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh phó tiến sĩ . Nhưng Thầy Đào Vũ Hùng , không đi nghiên cứu sinh như qui chế. Thật là thiệt thòi cho cả thầy, và cho nghề đóng tàu của nước nhà
 Về nước, thầy tham gia dạy lớp vỏ khóa 3, đó là khóa có ngành đào tạo kỹ sư đóng tàu thủy đầu tiên của Trường đại học giao thông ở Hà Nội. Thầy Nguyễn Bân học vỏ khóa 3, sau khi tốt nghiệp được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy giảng dạy, đến khóa 17 vào trường,thầy là chủ nhiệm khoa cơ khí.
Trong lớp vỏ khóa 3, có kỹ sư Đỗ Thái Bình, đã dịch và biên soạn nhiều tài liệu phổ biến kiến thức về đóng tàu và hàng hải, được sử dụng nhiều cho sinh viên và nhửng người đóng tàu và hàng hải, hiện sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Mình còn biết kỹ sư Đoàn Lứu làm việc tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội, kỹ sư Phan ngọc Sơn làm việc tại Chi cục đặng kiểm 6, kỹ sư Hồ Trọng Tuy giáo viên Trường Trung cấp Giao thông đường thủy 3, cũng là những sinh viên học vỏ khóa 3, đó là những kỹ sư có nhiều đóng góp cho ngành đóng tàu
 Trên trang mạng Bách khoa hàng hải đóng tàu của kỹ sư Đỗ Thái Bình, có viết: thầy Đào Vũ Hùng là kỹ sư thiết kế kết cấu những chiếc tàu vận tải 100 T, cấp không hạn chế, cho tuyến vận chuyển từ Miền Bắc vào Miền Nam trong thời gian đánh Mỹ  .
    Nhớ mãi kỹ sư đóng tàu Đào Vũ Hùng, người thầy mẫu mực, của nhiều thế hệ sinh viên Trường đại học giao thông đường thủy Hải Phòng

 

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Thầy Nguyễn Bân

Học kỳ đầu tiên , lớp vỏ tàu k14, trường đại học giao thông đường thủy, đi thực tập công nhân cơ khí tại xưởng trường. Thầy Nguyễn Bân, phụ trách xưởng trường , đã phát biểu dặn dò toàn thể lớp , trước khi bắt tay vào học các nghề : đúc, rèn , nguội, gia công cắt gọt kim loại. Mình nhớ mãi lởi của thầy :
  - Một nhà đóng tàu nổi tiếng thế giới đã nói
     Khoa học đóng tàu , không phải là khoa học chính xác. Nó là một  khoa học sống. Trong con tàu  hôm nay, có con tàu của ngày đã qua, và có con tàu của tương lai
Buổi nói chuyện của thầy để lại nhiều ấn tượng , vì thái độ nhiệt tình , chân thành và cởi mở. Nhưng mình không hiểu lắm về câu thầy trích dẫn của nhà đóng tàu nổi tiếng, vì lúc đó mới bắt đầu nâm thứ nhất,đang học các môn cơ bản .
Thầy Bân có phòng làm việc ngay đầu xường tiện . Nhiều lần nghĩ giải lao, mình hay ngó qua cửa sổ phòng  xem thầy duyệt thiết kế môn học cho học sinh khóa trên. Lúc đó chưa học chuyên môn, nên mình không biết thầy dạy môn gì, chỉ thấy bản vẽ có hình  tàu kéo , giống như mấy tàu kéo chạy trên sông Cấm,  tàu biển ,nhiểu cần cẩu , giống như những tàu hàng ngoài cảng Hải phòng . Nhìn các anh lớp trên cầm bản vẽ đến phòng làm việc của thấy Bân , mình  nghĩ : bao giờ được cầm bản vẽ như các anh . Một lần  thấy anh Triểu, cầm bản vẽ vào  phòng thầy Bân , lúc đó  cũng vừa nghĩ giải lao, nhìn qua cửa sổ thấy thầy Bân,  xem bản vẽ, một lúc sau , thầy xếp lại trả lại cho anh Triều , thầy nói gì  không nghe rõ lắm, nhưng gay gắt, có lẽ bản vẽ chưa đạt, phải vẽ lại . Anh Triều ra về , có vẻ lo lắng.
Xong thực tập nghể cơ khí , lại tiếp tục học các môn cơ bản và cơ sở, Mãi đến đầu năm học thứ ba, mình mới có dịp gặp lại thầy Bân. Lần gặp đó không phải ở trên lớp, mà ở ngay phòng của thầy trong khu tập thể giáo viên.  Hôm đó , sau khi đi ăn cơm chiều về, anh Tư lớp trưởng gọi mình sang nói : 7 giờ tối cậu lên phòng thầy Bân , có việc. Phòng của thầy : đầu tiên , khu giáo viên khoa cơ khí , cách phòng của lớp mình hai dãy.
 Đúng 7 giờ tối, mình lò dò đến phòng thầy Bân, vừa đi vừa lo, không biết có chuyện gỉ đây.  Đến gặp thầy , sau khi hỏi tên mình , thầy nói luôn : qua báo cáo của lớp trưởng , với khoa, tôi được biết là : cậu hay nghỉ học , cậu nói rõ lý do. Nghe đến đó , mình không còn thấy hồi hộp nhiều nữa, vì lý do là cứ đến ngày giỗ ba  là mình tự động bỏ học trốn về quê mấy ngày, Đi tàu thì  không cần mua vế , dọc đường từ Hải Phòng về Nghệ An,  chĩ cần tiêu mấy hào mua nước uống . Lúc từ nhà về trường , đã có tiền và quà của mẹ  cho.Mình nói thực với thầy là có  nghỉ học về đám giỗ ông cụ , và thỉnh thoảng có nghĩ học là do bị cảm .  Nghe  xong thầy nói : cần chăm học hơn . vì lên học chuyên môn, khối lượng bài học và bài tập nhiều, nếu không cố gắng rất dễ bị lưu ban . Lúc ra về , thầy còn cho  mấy điếu thuốc sông cầu
 Những lần gặp thầy Bân trước khi vào học chuyên môn đóng tàu,  tạo cho mình tình cảm yêu,  ngành đóng tàu , và quí mến  thẩy  giáo Nguyễn Bân
 Rất nhiều học sinh trường đại học giao thông đường thủy luôn luôn quí trọng và thương yêu thầy giáo Nguyễn Bân