Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Thầy giáo Phạm Tiến Tỉnh, chủ nhiệm lớp vó 14

Sau 2 năm học các môn cơ bản, cơ sở, đến năm thứ 3 vào học chuyên môn , lớp vỏ 14, chịu sự quản lý  của khoa cơ khí ,  thầy Phạm Tiến Tỉnh giáo viên tổ môn vỏ trực tiếp làm chủ nhiệm .
 Thầy Tỉnh học vỏ 8, tốt nghiệp loại giỏi , được nhà trường giữ lại làm giáo viên. Cùng học khóa 8, còn có thầy Trần Kế Đạt , cũng là sinh viên giỏi , đươc giữ lại trường làm giáo viên tổ vỏ. Thầy Trần Kế Đạt là người Hoa, nhà ở Hàng Buồm Hà Nội, năm 1979, thầy rời Việt Nam, hiện nay thầy có bằng tiến sĩ,đang sống và làm việc tại Cọng hòa liên bang Đức .  
 Mình nhớ một lần,vào khoảng gần sáng , trời mùa đông, se lạnh , bên trong phòng ở của lớp đã có một số người dậy , lục đục xếp chăn màn , còn phần lớn mọi người đang mơ màng, bổng có tiếng ai đó rất lớn dục giã : vỏ 14 dậy , chuấn bị đi hội thao đồng diễn . Anh phan Chinh nằm giường tầng trên mình nói lớn : ai mà nói to thế . Có tiếng nói khẽ : thầy Tỉnh đấy . Phan Chinh nhảy xuống đất , đi tới mở cứa phòng ra ngoài nói chuyện một lúc với thầy Tỉnh . Trong lúc đó mọi người ùa dậy , đi vệ sinh cá nhân , rồi nhanh chóng tập hợp, đề cùng nhau đi tới sân Lạnh Tray , tham gia đồng diễn .
 Anh Phan Chinh là bạn cùng quê Ninh Bình , và cùng học khóa 8, với thầy Tỉnh . Học đến năm  thứ hai , anh Chinh cùng nhiều sinh viên các khóa 8,9, 10 gác bút nghiên tham gia quân đội. Anh Chinh có thời gian là quân tình nguyện Việt Nam, giúp mặt trận Lào yêu nước kháng chiến chống phái hữu Lào . Bị thương anh rời quân ngũ về lại trường học với vỏ 14, từ năm thứ 2. Anh Chinh người to , cao, đẹp trai, hay chuyện . Giường 2 tầng, anh nằm trên, mình nằm dưới .Anh Chinh vui tính , thỉnh thoảng nói vui mấy câu tiếng Lào rồi tự dịch ,nghe cũng vui . Những lúc rổi rãi , anh hay kể chuyện cũ . Anh Chinh kể cho mình : Thầy Tỉnh hồi đi học phổ thông , học giỏi , công tác đoàn thể tốt, được kết nạp Đảng từ khi học cấp 3.Thời đó học sinh phổ thông được kết nạp đảng , cả miền bắc chỉ đếm trên đầu ngón tay . Qua anh Chinh , mình còn quen nhiều sinh viên các khóa trước , đi bộ đội, kết thúc chiến tranh trở lại trường tiếp tục học . Mấy anh đó hay đến thăm và chuyện trò với anh Chinh, Bộ đội phục viên hay kể chuyện thời còn tại ngũ , Nhiều chuyện rất vui về Quảng Bình , trên đường hành quân , nhửng người lính trẻ, tếu táo đã cùng nhau tạo nên thiên  chuyện vui về quê bọ Quảng Bình. Nhớ nhất là chuyện "Sao các chú ngửi mồm con gái bọ ". 
 Thầy Tỉnh, người cao ráo, nét vui tươi, hay chuyện . Ngoài công tác giảng dạy Thầy còn làm trong ban chấp hành đoàn trường . Là chủ nhiệm lớp, nên thầy chân tình và quan tâm nhiều đến học tập và tổ chức lớp. Thầy không trực tiếp dạy vỏ 14, nhưng có tham gia hỏi thi và hướng dẫn một số đồ án tốt nghiệp  . Sinh viên trong lớp quí mến thầy , nhất là mấy cô nữ . Thời gian đó thầy vẫn là thanh niên đẹp trai chưa vợ . mấy cô gái trong lớp toàn gọi thầy bằng anh . Lúc đó mình thấy vô lý quá ...
 Thầy Tỉnh lập gia đình vào thời gian vỏ 14 học năm thứ 5. Vợ của thầy là cô Phương học vỏ 13. Đám cưới đơn giản , có bánh kẹo và liên hoan văn nghệ , tổ chức tại hội trường nhỏ của trường , lớp vỏ 14 tham dự đầy đủ
 Thầy trúng tuyển , và đi nghiên cứu sinh tại Ba Lan vào những cuối những năm 80 . Nhận bằng tiến sĩ về nước, thầy tiếp tục giảng dạy tại trưởng đại học hàng hải Hải Phòng . Thầy có tham gia dạy cho các lớp tại chức tại do đại học hàng hải mở tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.  Thầy và trò có dịp gặp lại nhau , chuyện trỏ vui vẻ, chân tình . Nhiều sinh viên tại chức khu vực sông Cửu Long các khóa do trường hàng hải đào tạo, hiện nay đã là cán bộ phụ trách nhiều cơ quan như đăng kiểm , thiết kế, đóng tàu... khu vực đồng bằng sông Cửu Long
 Thầy giáo chủ nhiệm vỏ 14 năm xưa , Phạm Tiến Tỉnh  là tiến sĩ , phó giáo sư , nhà giáo nhân dân . Lúc còn công tác, thầy là hiệu phó trưòng đại học hàng hải Hải Phòng . Hiện nay thầy và gia đình ở Hải Phòng . Thầy vẩn còn đi dạy ở các trường đại học có ngành vỏ tàu



Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Hai thầy giáo người Nghệ dạy vỏ

Trong thời gian lớp vỏ học 14 học tại trường đại học giao thông đường thủy có hai thầy giáo quê  Nghệ an công tác, giảng dạy  tổ môn vỏ tàu, đó là thầy Nguyễn Văn Phiêu, và  Thầy Trương sĩ Cáp
 Thầy Phiêu quê ở Thanh Chương, một vùng quê hiền hòa, có dòng sông Lam trong xanh , như dải lụa vắt qua nhửng bãi mía, nương ngô, êm đềm chảy qua những xóm làng hiền hòa, với những vườn mít , những hàng cau trĩu quả. Vùng quê Thanh chương có đặc sản là nhút, chế biến từ quả mít non. Món ăn dân giã không tốn nhiều tiền, nhiều công chế biến , nhưng người xa quê lâu bao nhiêu vẫn nhớ
 Thầy Phiêu tốt nghiệp kỹ sư cùng khóa với thầy Nguyễn Bân . sau một thời gian giảng dạy, thầy đi thực tập sinh tại Cọng hòa nhân Ba Lan, một nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển .Hoàn thành khóa thực tập trên đại học, thầy về nước , và tiếp tục công tác tại tổ môn vỏ tàu . Thầy trực tiếp dạy vỏ 14, môn công nghệ sủa chữa tàu thủy. Môn học này , giúp cho học sinh sau này có thể làm việc tại các nhà máy đóng và sữa tàu, hoặc công tác tại phòng kỷ thuật của các công ty vận tải sông, biển ...
 Trong các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế , Ba Lan là nước được phân công phát triển công nghiệp đóng tàu. Chỉ có hơn 500km bờ biển vùng vịnh Ban tích, nhưng Ba Lan, có nhiều nhà máy đóng tàu lớn , trong đó có nhà máy đóng tàu mang tên Lê Nin. Trước khi làm tổng thống nước cọng hòa Ba Lan, Ông Lếcvalesa, là chuyên viên kỹ thuật điện tại nhà máy đóng tàu Lê Nin
 Sau chiến thằng Điện Biên Phủ, Nhà nước Ba lan, đã tiếp nhận nhiều đoàn học sinh việt nam sang học tập . Trong đó có nhiều người học tập về ngảnh đóng tàu và hàng hải. Người đầu tiên học về đóng tàu tại Ba Lan là thầy Hồ Xuân Trí. Tốt nghiệp kỹ sư đóng tàu, về nước, thầy Hồ Xuân Trí , là  người đầu tiên xây dựng ngành học cơ khí thủy tại đại học giao thông Hà nội. Thầy trực tiếp giảng dạy từ khóa 3.  Lúc mình vào trường thầy Trí là hiệu phó nhà trường  . Nhiều tiến sĩ công nghệ , khoa học đóng tàu, kỹ sư đóng tàu , kỹ sư thiết bị tàu thủy , kỹ sư hàng hải, kỹ sư công nghiệp nghề cá , công nhân kỹ thuật do Ba Lan đào tạo, đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển ngành đóng tàu và hàng hải nước ta
 Sau năm 1973, nước cọng hòa nhân dân Ba Lan, giúp Việt nam xây dựng nhà máy đóng tàu Hạ Long tại Giếng Đáy , Quảng Ninh .Xây dựng bước một, Nhà máy có triền ngang , có thể đóng ,và sửa chữa tàu đến 3000 T. Những bước tiếp theo nhà máy  mở rộng , để đóng được tàu hàng vạn tấn .  Ý dồ thiết kế và xây dựng nhà máy rất phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước ta lúc đó là từng bước xây dựng ngành đóng tàu , ngày càng qui mô, và hiện đại .Với đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật nòng cốt do Ba Lan đào tạo, nhà máy Hạ long vào những năm 80 của thế kỷ trước đã đóng được tàu 3000 T ( tàu có trọng tải lớn nhất do Viện Nam đóng ,vào thời điểm đó ).Hiện nay nhà máy đóng tàu Hạ long đã đóng được nhiều loại tàu lớn, chuyên dụng , có chất lượng cao , như tàu chở containe, tàu chở ô tô, tàu chở dầu... Người giám đốc thời kỳ  đầu  của nhà máy Hạ :Long là ông Ngô Qúi, tốt nghiệp kỹ sư đóng  tàu tại Ba Lan, từ những năm 60. Tổng giám đốc đầu tiên của tập đoàn đóng tàu Việt Nam ,kỹ sư Phạm Thanh Bình cũng là kỹ sư đóng tàu tốt nghiệp tại Ba Lan năm 1978. 
 Nước Ba Lan có nhiều thay đổi, nhưng nhân dân ta vẫn quí trọng , về sự  giúp đỡ chân tình của nhân dân Ba Lan đối với nhân dân Việt nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây. Hiện nay đang có  có những kế hoạch  hợp tác về công nghiệp đóng tàu , và hàng hãi giữa 2 nhà nước . Đó là là những bước đi lên vững chắc,  tiếp nối sự hợp tác quí báu, với nhiều tình nghĩa , đã dày công vun đắp và thử thách  bao nhiêu năm qua      
 Thầy Phiêu làm việc tại trường đại học đường thủy Hải phòng , nhưng gia đình thầy vẫn ở nghệ An. Cũng  như các học sinh miền trung, mỗi năm lại mấy lần vất vả chen tàu xe, để về quê thăm gia đình. Có một lần , Đi tàu từ Hà Nội về đến ga Nam Định, mình xuống sân ga, khi tàu tiếp tục đi, mình nhảy lên toa khác ,để đi tiếp . Mình phải đổi toa vì đi tàu không mua vế, nên không ngồi cố định tại một toa nào, để trách nhân viên soát vé. Tàu hôm đó rất đông, toa tàu chật cứng người đúng người ngồi, do đi tàu không mua vé, nên tàu càng đông, mình càng yên tâm vì càng dễ trốn soát vé.
 Tàu chạy được một lúc, không khí trên toa tàu dần dần trật tự, Đứng từ lối lên xuống của toa tàu, nhìn vào trong toa, mình thấy thầy Phiêu đang ngồi phía đầu toa,cùng hòa vào dòng người đông đúc về quê đón tết .
 Đi đường vất vả, về thăm gia đình được dăm bữa, rồi lại tất tả chen tàu , trở lại nhà trường . Rồi nhũng ngày xa gia dình, ăn cơm nhà ăn tập thể . Trong thời gian vừa xây dựng , vừa có chiến tranh bao vệ tổ quốc, phần lớn người cán bộ nhà nước vừa phải làm tốt công việc xã hội, dồng thời phải lo lắng với gia đình ở trong quê xa xôi  , trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn mọi mặt
 Được đi học đại học vừa là vinh dự , nhưng cũng là trách nhiệm , đối với gia đình và xã hội, nên thời gian đó , không khí học tập rất nghiêm túc. Ai cũng mong muốn học tập đạt kết quả, để trở thành những kỹ sư, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
  Thầy Trương Sĩ Cáp, Quê ở Diễn Hồng,Diễn Châu, Nghệ an . Thầy tốt nghiệp kỹ sư đóng tàu tại Ôđetxa .  ,tham gia giảng dạy tại tổ môn vỏ tàu tử những năm 60, đến năm 1974, thầy đi nghiên cứu sinh tại Ba lan, Thầy về nước, đúng vào thời gian vỏ 14 ra trường . Thầy Trương Sĩ Cáp là tiến sĩ về lý thuyết tàu, trước khi nghỉ hưu, thầy là hiệu phó trường đại học hàng hải Hải phòng. Con trai của thầy ,Trương Hòang Liên, hồi nhỏ sơ tán về làng mình - Song Hậu, Diễn Thịnh, lớn lên là học sinh trường hàng hải Hải Phòng, hiện nay là giám đốc đăng kiểm Cà Mau 
 Nhớ đến về những ngày di học , và mái trường đường thủy thân yêu, nhớ đến những người thầy quê hương Nghệ an , với nhiều tình cảm thân thương, quí mến
     Âm vang mãi  lời bài hát của nhạc sĩ Tân Huyền
        Chứ ai biết nước sông Lam răng là trong là đục, thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh , thuyền em lên thác, xuống ghềnh, nước non là nghĩa là tình ai ơi

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Các cô giáo dạy vỏ tàu

Trong thời gian học của lớp vỏ tàu k14 (1973-1978) , tổ môn vỏ tàu có hai cô giáo. Đó là cô Đoàn và cô Thành . Các cô đều là người Hà nội, và cùng là học sinh khóa 5 , của trường đại học giao thông. Lúc các cô đi học , là thời gian bắt đầu có cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, trên toàn miền Bắc nước Việt Nam dân chủ cọng hòa . Lúc đó khoa cơ khí thủy , trong đó có lớp vỏ 5, sơ tán về Mai siêu , Hà Bắc. Mình biết như vậy,  vì có Hồ Xuân Phương, học máy 14,con Thầy Hồ Xuân Trí , hay kể lại thời nhà trường sơ tán tại Mai siêu. Biết được lịch sử nhà trường là điều mình thích, cái đó tạo thêm tình yêu nghề nghiệp trong học tập và làm việc 
 Cô Đoàn, khỏe mạnh , gương mặt đẹp, rạng rỡ. Cô Thành mảnh dẻ, gương mặt thanh thoát nhưng hơi buồn . Các cô đều nói tiếng của người Hà Nội "phố hàng", nhẹ nhàng chính xác , (những học trò miền trung đã quen giọng nói nặng và không rõ dấu,   nghe các cô giảng bài  thật thích ) 
 Cô Đoàn dạy môn hình học họa hình . Môn học này là cơ sở để thiết lập các bãn vẽ trong thiết kế tàu . Môn học cung cấp cho người học , cách thể hiện hình học trên 3 mặt chiếu , trùng với hệ tọa độ không gian xyz. Quá trình học , đòi hỏi phải làm nhiều bài tập , thì mới nắm vững kiến thức. Học môn này chỉ cần sao nhãng là phải thi lại . Lớp vỏ 14, có Đặng Phúc Thắng,  đạt điểm 5. Thắng là học sinh giỏi  đạt giải , kỳ thi học sinh giỏi miền Bắc lúc đó, trước khi đi thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, rồi mới được đi học đại học 
Ngay năm thứ nhất , còn nhiều bỡ ngỡ,  cho nên nhiều học sinh cũng lũng túng khi học môn hình họa. Rất may , phần lớn không phải thi lại.
 Cô Thành dạy lý thuyết tàu phần tĩnh . Đó là môn chuyên môn vỏ tàu đầu tiên , mà lớp vỏ 14 đươc học vào kỳ 1, năm thứ ba .Môn học  này cung cấp kiến thức, để hiễu biết và tính toán các yếu tố thủy lực của các con tàu khi hoạt động trên mặt , hay trong lòng nước
 Năm thứ tư, cô còn dạy cho vỏ 14, môn thiết bị và hệ thống tàu thủy. Đó là thiết bị máy lái, thiết bị máy neo, thiết bị cầu hàng , thiết bị nấp hầm hàng ... , hệ thống nước dằn , hệ thống nước vệ sinh, hệ thống thoát nước mặt boong...
Các cô thương học sinh , học hành vất vả, nên khi hỏi thi ,  :"thường cất điểm 2 vào tủ " . Học sinh ngành vỏ tàu hay nói : cô Đoàn là phao cứu sinh mạn phải, cô Thành là phao cứu sinh mạn trái,
 Cô Đoàn ,và cô Thành đều có chồng là người  Hà nội ,và cũng là học sinh khóa 5 .Thầy Phát ,chồng cô Đoàn , là giáo viên dạy môn toán cao cấp . Thầy đi nghiên cứu sinh khỏang  những năm 80 . Trước khi nghỉ hưu, thầy Phát là tiến sĩ , chủ nhiệm khoa cơ khí, trường đại học hàng hải Hải Phòng.Chồng cô Thành là anh Minh ,có bằng tiến sĩ đóng tàu từ lúc khóa 14 còn học ở trường. Anh Minh  đi nghiên cứu sinh từ nhà máy đóng tàu Bạch Đằng . Anh Minh và cô Thành vào Sài Gòn công tác và sinh sống từ những năm 80 
 Những người con của các cô đều học giỏi, và thành đạt
Mình đi làm là "lính" của các anh Lê Minh Thùng , Trần Hậu Tứ đều học lớp vỏ khóa 5. Biết mình là học trò của cô Đoàn và cô Thành nên các anh cũng hay kể chuyện thời đi học cho mình nghe
Đi làm, trải qua nhiều công việc trong ngành đóng tàu, những kiến thức đã học từ các cô , luôn đồng hành cùng với mình.    
Nhớ lại thời đi học, nhớ đến các cô giáo người Hà Nội , có tấm lòng hiền hậu, bao dung như là người chị
 Chúc  cho các cô và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Thầy Nguyễn Lâm

Thầy Nguyễn Lâm dạy vỏ 14 , môn công nghệ đóng tàu. Thầy là tổ trưởng bộ môn vỏ tàu, thuộc khoa cơ khí ,
 Thầy  tốt nghiệp kỹ sư đóng tàu tại Ođétxa, sau thầy Đào Vũ Hùng .Thầy về tham gia giảng dạy chuyên môn từ khóa 5 , và đã dạy nhiều môn chuyên ngành vỏ tàu. Có nhiều sinh viên khóa 5 sau khi tốt nghiệp ,ở lại trường làm giáo viên, nhu cô Đòan, Cô Thành, thầy Tiệm,thầy Tân.
  Thầy có vóc dáng nhỏ, gương mặt buồn , khắc khổ , giống như rất nhiều người cán bộ lúc đó.
Môn công nghệ đóng tàu cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung nhất về nhà máy đóng tàu, các thiết bị trong công nghệ đóng tàu, toàn bộ qui trình công nghệ đóng mới tàu thủy, tổ chức sản xuất trong đóng mới tàu thủy.
Môn công nghệ  liên quan đến nhiều  môn học cơ sở như kim loại học, công ngệ kim loại, chi tiết máy, và các môn khác của đóng tàu : như kết cấu, lý thuyết tàu... Học công nghệ đóng tàu ít có yếu tố tạo hứng thú , nhưng nó là môn nghề nghiệp , nên ai cũng chăm chĩ học.
Thầy Lâm giảng bài theo giáo trình do thầy viết , vì vậy khi học không cần ghi chép nhiều . Thầy lên lớp với tác phong nghiêm túc, cẩn thận , mẫu mực. 
Nhiều năm làm tổ trưởng bộ môn , nhưng thầy không đi thi nghiên cứu sinh, có lẽ do tuổi tác. Sau nhiều năm dạy đóng tàu tại trường đường thủy , thầy chuyển ra làm việc tại công ty xây dựng công trình đường thũy , nhường lại sự nghiệp đào tạo kỹ sư vỏ tàu cho các giáo viên trẻ , có học vị cao hơn
 Thầy Nguyễn Lâm cũng đã qua tuổi thất thập nhiều năm  . Thầy nghỉ hưu và sống tại Hãi phòng
  Nhiều thế hệ sinh viên học công nghệ đóng tàu , do thầy giảng , sau khi ra trường đã là lượng lượng nòng cốt cho công nghiệp đóng  tàu Việt nam
Ra trường đã gần 40 năm , công việc luôn gắn bó với công nghệ đóng tàu, và cũng luôn nhớ về các thầy cô trong tổ môn vỏ tàu, mà thầy Lâm làm tổ trưởng     


  

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Thầy Đào Vũ Hùng

Kỹ sư đóng tàu  ĐàoVũ Hùng không trực tiếp dạy lớp vỏ tàu k14, nhưng thầy hướng dẫn một số sinh viên làm thiết kế tốt nghiệp, trong đó có mình, với nội dung thiết kế kết cấu tàu chở hàng container trọng tải 14000 T ( 600 teu ), chạy chuyên tuyến Hải Phòng -Vlađivoxtốc.
 Thời gian làm thiết kế tốt nghiệp dài 3 tháng, trong đó phần thiết kế kết cấu chiếm khoảng gần một tháng. Lúc đầu , thầy bố trí làm việc tại nhà của thầy, trên đường Tô Hiệu, cách trường khoảng 5 km. Thấy sinh viên phải đi bộ khá xa, nên thầy chỉ làm việc lần đầu tại nhà, thời gian còn lại, thầy bố trí làm việc vào ngày chủ nhật tại phòng học của lớp.
 Thầy trang phục đơn giản, đi xe đạp phượng hoàng, đến lớp rất đúng giờ đã định, và tác phong rất khẩn trương. Thầy hướng dẫn chu đáo,và dễ tiếp thu.
Thiết kế phần kết cấu tàu container 14000 T, phải dùng Qui phạm đóng tàu biển vỏ thép của Đăng kiểm Liên Xô ban hành năm 1974. Lên thư viện nhà trường  mình tìm được cuốn hướng dẫn tính kết cấu tàu, theo qui phạm 1974, bản tiếng Nga. Dùng tài liệu này tiện lợi, vì viết tóm tắt, rất dễ tra cứu, nhưng khi chọn các hệ số trong các công thức tính mô men chống uốn của các cơ cấu thân tàu, mình rất lúng túng. Để sinh viên thuận tiện làm thiết kế tốt nghiệp, thầy đã dịch Qui phạm đóng tàu biển vỏ thép năm 1974, của Liên Xô, bản tiếng Anh, cho các sinh viên do thầy hướng dẫn thiết kế kết cấu, sử dụng. Thầy giải thích rất cặn kẽ về tính chất của các hệ số, chọn giá trị các hệ số chính xác, mới đáp ứng được tiêu chí khi thiết kế kết cấu, là phải có sức bền lớn nhất, và trọng lượng cơ cấu nhỏ nhất
 Mình nhớ mãi hình ảnh thầy tất tả đạp xe xuống trường vào chiều thứ 7, để báo cho toàn nhóm biết: ngày chủ nhật  thầy phải đổi kế hoạch từ buổi sáng, sang buổi chiều ngày chủ nhật tới. Thầy thật là chu đáo
Thầy giáo Đào Vũ Hùng tốt nghiệp kỹ sư đóng tàu loại xuất sắc tại Trường đại học các kỹ sư đường thủy Ođétxa, nước Cọng hòa xô viết Ucraina. Theo qui chế của Bộ đại học Liên Xô, lúc đó những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh phó tiến sĩ . Nhưng Thầy Đào Vũ Hùng , không đi nghiên cứu sinh như qui chế. Thật là thiệt thòi cho cả thầy, và cho nghề đóng tàu của nước nhà
 Về nước, thầy tham gia dạy lớp vỏ khóa 3, đó là khóa có ngành đào tạo kỹ sư đóng tàu thủy đầu tiên của Trường đại học giao thông ở Hà Nội. Thầy Nguyễn Bân học vỏ khóa 3, sau khi tốt nghiệp được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy giảng dạy, đến khóa 17 vào trường,thầy là chủ nhiệm khoa cơ khí.
Trong lớp vỏ khóa 3, có kỹ sư Đỗ Thái Bình, đã dịch và biên soạn nhiều tài liệu phổ biến kiến thức về đóng tàu và hàng hải, được sử dụng nhiều cho sinh viên và nhửng người đóng tàu và hàng hải, hiện sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Mình còn biết kỹ sư Đoàn Lứu làm việc tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội, kỹ sư Phan ngọc Sơn làm việc tại Chi cục đặng kiểm 6, kỹ sư Hồ Trọng Tuy giáo viên Trường Trung cấp Giao thông đường thủy 3, cũng là những sinh viên học vỏ khóa 3, đó là những kỹ sư có nhiều đóng góp cho ngành đóng tàu
 Trên trang mạng Bách khoa hàng hải đóng tàu của kỹ sư Đỗ Thái Bình, có viết: thầy Đào Vũ Hùng là kỹ sư thiết kế kết cấu những chiếc tàu vận tải 100 T, cấp không hạn chế, cho tuyến vận chuyển từ Miền Bắc vào Miền Nam trong thời gian đánh Mỹ  .
    Nhớ mãi kỹ sư đóng tàu Đào Vũ Hùng, người thầy mẫu mực, của nhiều thế hệ sinh viên Trường đại học giao thông đường thủy Hải Phòng

 

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Thầy Nguyễn Bân

Học kỳ đầu tiên , lớp vỏ tàu k14, trường đại học giao thông đường thủy, đi thực tập công nhân cơ khí tại xưởng trường. Thầy Nguyễn Bân, phụ trách xưởng trường , đã phát biểu dặn dò toàn thể lớp , trước khi bắt tay vào học các nghề : đúc, rèn , nguội, gia công cắt gọt kim loại. Mình nhớ mãi lởi của thầy :
  - Một nhà đóng tàu nổi tiếng thế giới đã nói
     Khoa học đóng tàu , không phải là khoa học chính xác. Nó là một  khoa học sống. Trong con tàu  hôm nay, có con tàu của ngày đã qua, và có con tàu của tương lai
Buổi nói chuyện của thầy để lại nhiều ấn tượng , vì thái độ nhiệt tình , chân thành và cởi mở. Nhưng mình không hiểu lắm về câu thầy trích dẫn của nhà đóng tàu nổi tiếng, vì lúc đó mới bắt đầu nâm thứ nhất,đang học các môn cơ bản .
Thầy Bân có phòng làm việc ngay đầu xường tiện . Nhiều lần nghĩ giải lao, mình hay ngó qua cửa sổ phòng  xem thầy duyệt thiết kế môn học cho học sinh khóa trên. Lúc đó chưa học chuyên môn, nên mình không biết thầy dạy môn gì, chỉ thấy bản vẽ có hình  tàu kéo , giống như mấy tàu kéo chạy trên sông Cấm,  tàu biển ,nhiểu cần cẩu , giống như những tàu hàng ngoài cảng Hải phòng . Nhìn các anh lớp trên cầm bản vẽ đến phòng làm việc của thấy Bân , mình  nghĩ : bao giờ được cầm bản vẽ như các anh . Một lần  thấy anh Triểu, cầm bản vẽ vào  phòng thầy Bân , lúc đó  cũng vừa nghĩ giải lao, nhìn qua cửa sổ thấy thầy Bân,  xem bản vẽ, một lúc sau , thầy xếp lại trả lại cho anh Triều , thầy nói gì  không nghe rõ lắm, nhưng gay gắt, có lẽ bản vẽ chưa đạt, phải vẽ lại . Anh Triều ra về , có vẻ lo lắng.
Xong thực tập nghể cơ khí , lại tiếp tục học các môn cơ bản và cơ sở, Mãi đến đầu năm học thứ ba, mình mới có dịp gặp lại thầy Bân. Lần gặp đó không phải ở trên lớp, mà ở ngay phòng của thầy trong khu tập thể giáo viên.  Hôm đó , sau khi đi ăn cơm chiều về, anh Tư lớp trưởng gọi mình sang nói : 7 giờ tối cậu lên phòng thầy Bân , có việc. Phòng của thầy : đầu tiên , khu giáo viên khoa cơ khí , cách phòng của lớp mình hai dãy.
 Đúng 7 giờ tối, mình lò dò đến phòng thầy Bân, vừa đi vừa lo, không biết có chuyện gỉ đây.  Đến gặp thầy , sau khi hỏi tên mình , thầy nói luôn : qua báo cáo của lớp trưởng , với khoa, tôi được biết là : cậu hay nghỉ học , cậu nói rõ lý do. Nghe đến đó , mình không còn thấy hồi hộp nhiều nữa, vì lý do là cứ đến ngày giỗ ba  là mình tự động bỏ học trốn về quê mấy ngày, Đi tàu thì  không cần mua vế , dọc đường từ Hải Phòng về Nghệ An,  chĩ cần tiêu mấy hào mua nước uống . Lúc từ nhà về trường , đã có tiền và quà của mẹ  cho.Mình nói thực với thầy là có  nghỉ học về đám giỗ ông cụ , và thỉnh thoảng có nghĩ học là do bị cảm .  Nghe  xong thầy nói : cần chăm học hơn . vì lên học chuyên môn, khối lượng bài học và bài tập nhiều, nếu không cố gắng rất dễ bị lưu ban . Lúc ra về , thầy còn cho  mấy điếu thuốc sông cầu
 Những lần gặp thầy Bân trước khi vào học chuyên môn đóng tàu,  tạo cho mình tình cảm yêu,  ngành đóng tàu , và quí mến  thẩy  giáo Nguyễn Bân
 Rất nhiều học sinh trường đại học giao thông đường thủy luôn luôn quí trọng và thương yêu thầy giáo Nguyễn Bân