Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Hai sinh sinh viên vỏ 14, được giử lại trường làm giáo viên

Lớp vỏ 14, có hai sinh viên là Đặng phúc Thắng , và Phạm đức Đạt , có thành tích học tập đạt loại giỏi , sau khi tốt nghiệp được nhà trường giữ lại làm giáo viên tổ vỏ
 Cả hai anh Thắng và Đạt , có một điểm giống nhau, là đã tốt nghiệp phổ thông vào năm 71, nhưng không được học tiếp lên đại học, mặc dầu cả 2 đều có điểm thi vào đại học khá cao . Thời kỳ học phổ thông, cả 2 đều tham gia dự thi học sinh giỏi toán toàn Miền Bắc . Đặng Phúc Thắng người Hà Nội ,  Phạm đức Đạt người Hải Phòng
 Không đựơc vào đại học , anh Thắng đi TNXP . Hoàn thành nghĩa vụ, thi vào đại học đường thủy đạt điểm cao nhất .
  Anh Đạt cũng phải đi làm công nhân một thời gian rồi mới  thi vào đại học đường thủy 
 Đa số sinh viên vỏ 14, là học sinh phổ thông tốt nghiệp phổ thông niên khóa 1972-1973 . Vì vậy phần lớn mọi người gọi Thắng và Đạt là anh
 Là người thành phố , nên hai anh vui tính , hay chuyện,và có sức thu phục mọi người, vì học giỏi và hay đọc sách . Anh Thắng có thề đọc thuộc lòng nhiều trang trong  "Chiến tranh và hòa bình" và "Sông Đông êm đềm "
 Tháng 11-1978 , mọi người tạm biệt nhà trường ,lên đường nhận công tác , mỗi người một nơi, từ Quảng Ninh tới mũi Cà Mau, Còn anh Thắng và anh Đạt trở thành thầy giáo dạy ở tổ môn vỏ tàu trường đại học giao thông đường thủy Hải Phòng
   Một thời gian sau, khỏang 1982, anh Đạt xuất cảnh ra nước ngoài, hiện nay sống và làm việc tại Mỹ
 Và anh Thắng cũng rời Hải Phòng về Hà Nội, làm việc ở cơ quan thiết kế tàu, bộ thủy sản. Hiện nay anh Thắng là giám đốc công ty cổ phần công nghệ tàu thủy . Cùng với các cọng sự, anh Thắng đã thiết kế nhiều loại tàu cao tốc phục vụ trong các lĩnh vực : vận tải hành khách, hoa tiêu, tuần tra,cứu hộ, cứu nạn
  Lớp vỏ tàu k14, không được như nhiều lớp vỏ các khóa khác của trường đại học giao thông đường thủy,vì không  ai có học vị tiến sĩ  .
  Trước đây : để trở thành tiến sĩ , thì phải học giỏi và nhiều tiêu chuẩn khác nữa  ...    

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

3 tiến sĩ kỹ thuật công nghệ tàu thủy người Quảng Ngãi

Ngày 20-7-1954, hiệp định Giơ-ne-vơ, được ký kết. Theo tinh thần của hiệp định, nhiều thanh niên , học sinh từ Quảng Ngãi , xuống tàu ở cảng Qui Nhơn tập kết ra miền bắc, để tiếp tục, công tác, học tập, góp phần cùng nhân dân cả nước , tiếp tục sự nghiệp thống nhất tổ quốc.
 Tạm biệt quê hương làng Thu Xà ( Nghĩa Hòa) ,có sông Trà, núi Ân xinh đẹp , đến miền Bắc , anh thanh niên Nguyễn Văn Nhị tiếp tục công tác, trong công cuộc khôi phục kinh tế miền Bắc sau 9 năm kháng chiến theo sự phân công cũa tổ chức. Sau một thời gian ,  anh Nguyễn Văn Nhị được cử đi Liên xô, học đại học tại trường đại học các kỹ sư hàng hải Ôđétxa
 Sau nhiều năm miệt mài học tập ngành máy tàu, kỹ sư NguyễnVăn Nhị, trở vế tổ quốc , bắt tay vào giảng dạy tại trường đại học giao thông Hà Nội . Cùng với nhiều kỹ sư khác, thầy Nguyễn Văn Nhị tham gia thành lập khoa cơ khí thủy : bao gồm 3 chuyên ngành  đào tạo : vỏ tàu, máy tàu, máy xếp dỡ.
 Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành cơ khí thủy, thầy Nguyễn Văn Nhị , tiếp tục nghiên cứu tiến sĩ tại trường đại học các kỹ sư hàng hải . Một lần nữa thành phố cảng Ôdétxa, viên ngọc bên bờ biển đen, của nước cọng hòa xô viết Ucraina, dang rộng vòng tay , đón chào người bạn cũ , giờ đây đã là nghiên cứu sinh say mê học tập nghiên cứu 
 Tốt nghiệp nghiên  sinh , tiến sĩ Nguyễn Văn Nhị về trường đại học giao thông đừơng thủy giảng dạy . Thời gian khóa 14 học tập , thầy Nguyễn Văn Nhị là trưởng khoa cơ khí của trường đại học giao thông đường thủy .
 Thầy Nguyễn Văn Nhị là hiệu trưởng cuối củng của  trường đại học giao thông đường thủy Hải Phòng.
  ( Theo ý chũ quan của cá nhân tôi : việc xóa tên trường đại học giao thông đường thủy hải Phòng, có lẽ là giải pháp mang nặng tính chất cơ cấu, không mấy hay ho cho sự nghiệp đào tạo các kỹ sư cơ khí thủy )    
Cùng tập kết ra bắc từ Quảng Ngải , người học sinh trung học  Nguyễn Đức Ân , tiếp tục học tại  trường học sinh miền Nam nội trú , sau một thời gian ngắn , học tập trên miền Bắc, anh Nguyễn Đức Ân , đựơc gửi sang nước Cọng hòa nhân dân Ba Lan , tiếp tục học phổ thông , sau khi tốt nghiệp phổ thông , Nguyễn Đức Ân , theo học ngành vỏ tàu tại Ba Lan . tốt nghiệp đại học, kỹ sư Nguyện Đức Ân về Việt Nam , công tác tại viện kỹ thuật giao thông . Để phát triển khoa học kỹ thuật ngành đóng tàu, kỹ sư Nguyện Đức Ân, thi đậu nghiên cứu sinh, và được phân công đi nghiên cứu sinh tiến sĩ về sức bền vỏ tàu thủy. Đất nước Ba Lan xinh đẹp, hào hoa lại tiếp tục giúp đỡ và đào tạo chàng trai xứ Quảng vui tính , chăm học, kỹ sư Nguyện Đức Ân trở thành tiến sĩ về sức bền võ tàu thủy
 Trở tổ quốc, tiến sĩ Nguyển Đức Ân tiếp tục công tác tại viện kỹ thuật giao thông, và tham gia công tác đào tạo đại học,và trên đại học, góp phần cùng ngành giao thông vận tải , tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, và đấu tranh thống nhất nước nhà , để những người con xứ Qủang được sớm trở về quê hương đang xa cách
 Cũng từ Quảng Ngãi tập kết ra Bắc, học sinh trung học Trương Cầm , tiếp tục học tập tại trường học sinh miền Nam nội trú. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh Trương Cầm , theo học lớp vỏ tàu khóa 5, tại trường đại học giao thông.  Tốt nghiệp đại học, kỹ sư Trương Cầm , được phân công ở lại trường đại học đường thủy , để tham gia giảng dạy , và nghiên cứu khoa học . Lúc khóa 14, vào học nặm thứ 2, thầy Trương Cầm, trúng tuyển thi nghiên cứu sinh . Thầy được phân công đi nghiên cứu tiến sĩ tại Ba Lan
 Có bằng tiến sĩ về sức bền uốn chung thân tàu, thầy Trương Cầm tiếp tục tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các  trường đại học và viện kỹ thuật giao thông
Ngày tập kết ra Bắc những thanh niên xứ Quảng mang theo tình cảm quê hương ,  niềm say mê lao động và học tập , ra miền Bắc tiếp tục công tác ,  học tập . Thống nhất nước nhà, đựơc trở về quê hương yêu dấu, họ đã là những nhà khoa học ngành đóng tàu, đó là món quà quí báu dành cho người thân gia đỉnh ,và xứ sở
Sau ngày thống nhất đất nước, tiến sĩ Nguyện Văn Nhị, tiến sĩ Nguyện Đức Ân, tiến sĩ Trương Cầm , tiếp tục công tác trong ngành tàu thủy tại thành phố Hồ Chí Minh . Cùng với công tác quản lý , các tiến sĩ còn tham gia công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho nhiều khóa cao học ,và nghiên cứu sinh  .
 Quảng Ngãi tương lai sẽ có khu công nghiệp biển lớn , với nhiều nhà máy công nghiệp cơ khí thủy , sẽ có nhiều học sinh giỏi người Quảng  trở thành tiến sĩ về tàu thủy, tiếp bước các thế hệ đi trước, trong công xây dựng và bảo vệ quê hương , có bờ biển dài , có đảo Lý Sơn với rất nhiều thế hệ ngư dân đã dày công gìn giữ chủ quyền của dân tộc Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa, và Trường Sa
 Giờ đây, mong lắm thay, các nhà khoa học công nghệ tàu thủy , có nhửng nghiên cứu , để giúp cho ngư dân có được nhửng mẫu tàu đánh cá, có giá thành chế tạo rẻ nhất, có chi phí khai thác thấp nhất...Để giúp cho những ngư dân dũng cảm , bám biển làm giàu, và giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng