Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

TRƯỜNG CẤP II QUỲNH LƯU

Cuối những năm 50, thế kỷ trước, Trường cấp II huyện Quỳnh Luu, đóng tại trị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, toàn tỉnh Nghệ An, có một trường cấp III mang tên Hùynh Thúc Kháng, và mỗi huyện, có một trương cấp II. Nghệ An, lúc đó là vùng tự do, hoàn toàn do chính quyền của nhà nước Việt Nam dân chủ cọng hòa quản lý, đời sống, khó khăn, thiếu thốn , nhưng sự nghiệp giáo dục, phát triển vượt bậc, để cùng với nhân dân, đóng góp nhân lực có kiến thức,phục vu cho công cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp,
 Trường cấp II Quỳnh Lưu thành lập từ những ngày đầu của công cuộc kháng chiến. Nhà trường sơ tán về vùng nông thôn, ví lúc đó các trị trấn và thị xã trong vùng tự do liên khu 4, đền tiêu thổ kháng chiến
 Kháng chiến 9 năm thắng lợi, hòa bình lập lại, từ vùng sơ tán, trường dời về thị trấn cầu Giát.
Thị trấn cầu Giát, là huyện lỵ của huyện Quỳnh Lưu, nằm dọc trên con đường quốc lộ số 1, với chiều dài hơn 1 cây số, cách Hà Nội khoảng 270 km. Trung tâm thị trấn có 1 ngã tư, là giao cắt giữa đường quốc lộ số1, và đường tỉnh lộ, nối vùng phía đông, lên phía tây và huyện Nghĩa Đàn.
Phố huyện Cầu Giát, hai bên đường có nhiều cây vông, lá xanh rì, thân cây xù xì với nhiều gai nhọn, dọc theo phố có nhiều cửa hàng, mà chủ nhân phần nhiều là người từ vùng liên khu III,và Bình Trị Thiên sơ tán, khỏi sự chiếm đóng của Pháp, về sinh sống tại vủng tự do. Phía nam thị trấn có cây cầu có tên gọi là Cầu Giát,  bắc qua con sông Giát. Phía đông thị trấn trên con đường xuống xã Quỳnh Bá, và các xã ven biển phía đông nam của huyện,có một chợ phiên, có tên gọi là chợ Giát .
 Trường cấp II đóng trên phần tây bắc của ngã tư trung tâm thị trấn,cổng trường phía đông thông ra quốc lộ số 1, cổng trường phía nam thông ra đường tỉnh lộ . Nhà trường có các dãy lớp học, mái lợp rạ ,tường đất trộn rơm, quét vôi trắng, có một căn nhà xây gạch , mái ngói, dùng làm văn phòng.
Trong khu trường có khu ở của giáo viên , cũng là mái rơm, vách đất liền nhau.
 Lúc đó trong khu tập thể, có nhà bác Động,và nhà mình
 Bác Động là người Hà Nội, vào Nghệ An đi dạy khi hòa bình lập lại. Ba mình công tác ở trường từ khi mới thành lập trong kháng chiến chống Pháp, theo sự phân công của chính quyền hành chính kháng chiến.
Ba mình đang học năm cuối  tại trường quốc học Vinh, thì cách mạng tháng 8, bùng nổ. Cũng như bao thanh niên học sinh lúc đó, ba mình tham gia dành chính quyền về tay nhân dân, rồi gia nhập vệ quốc quân, kháng chiến chống Pháp, Năm 1947, theo sự phân công, ba mình chuyển sang công tác giáo dục, là giáo viên dạy toán, hiệu trưởng TRƯỜNG CẤP II QUỲNH LƯU.
 Những năm kháng chiến chống pháp , học sinh tốt nghiệp cấp 2, tại Trường cấp 2 Quỳnh Luu, một số tiếp tục học lên cấp III, tại Trường Cấp III Huỳnh Thúc Kháng, một số đi ra Việt Bắc học sư phạm tại khu học xá Nam Ninh, có người tham gia quân đội, có người về địa phương công tác.
 Trong khu tập thể nhà trường, mình còn nhớ , có chú Mưu,cũng là người Hà Nội. Chú ở luôn trong nhà văn phòng, để sử dụng cái radio to đùng, dùng chung cho toàn trường, mỗi khi muốn nó phát ra tiếng, phải thắp sáng một cây đèn, cũng to đùng và nóng ran. trong phòng của chú còn có một cây đàn gió màu đỏ, có hàng chữ màu vàng rất đẹp ở phía trên, một bên có nhiều phím máu trắng, và một bên có những nút tròn màu đen. Cây đàn có 2 quai để mang lên vai, và có 2 quai để lồng tay vào để kéo đàn .Những ngày chủ nhật, chú Mưu hay ngồi trên cái ghế đẩu, Ôm đàn , nhìn ra sân trường, kéo đàn , âm thanh phát ra du dương. Lúc đó radio, và đàn rất là hiếm. Mình rất thích lên phòng của chú Mưu, để thấy cái đèn sáng, nóng hừng,và nghe đài . Một thời gian sau , mình không thấy chú Mưu nữa, sau này nghe ba mình nói là chú Mưu về Hà nội đi học đại học sư phạm, học xong, chú ở lại trưởng làm giáo viên đại học
 Gia đình bác Động có con gái đầu là chị Nga, lớn hơn mình mấy tuổi, con trai bác bằng tuổi mình. Bác Động là gíáo viên, từ Hà Nội , tăng cường có  thời hạn cho Nghệ An. Hết thời hạn, bác và gia dình trở về Hà Nội. Nhà bác nằm trên đường Nam Bộ, ngay gần ga Hàng Cỏ, ba có đưa mình lên thăm Bác Động một lần , lúc chưa có chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Chị Nga, con bác Động sau này cũng là giáo viên đại học sư phạm, hai người con trai của bác Động , không may,vì sức khỏe kém
 Lúc ở trong khu tập thể nhà trường, mình đi học mẫu giáo trong xóm Quỳnh Mỹ, thấy các anh chị thanh niên hay tập múa sạp trên sân một nhà ngói to trong xóm. Lúc đó, họ hay hát : giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về... Mình học mẫu giáo cũng được tập hát,đến giờ chỉ nhớ mỗĩ câu : em có đôi nơ trắng trắng, gài trên mái tóc xanh xanh...
 Ba mình cũng hay dẫn mình ra  phố huyện Cầu Giát . Mỗi lần ra phố,thế nào cũng được ăn xôi, ăn kẹo
 Ba mình có ra Hà Nội đi học tại trường chính trị ( không nhớ tên chính xác). Lúc đó mình theo ba ra Hà Nội . Lúc đầu, theo đường số 1,đi ô tô, qua phà Ghép, phà Hàm Rồng, ngủ lại một đêm tại nhà ga Hàm Rồng , sáng hôm sau lên tàu lửa, chạy suốt từ sáng, đến chiều thì tới ga Hàng Cỏ, nhà to, người  đi nhộn nhịp. Từ đó đi tàu điện màu đỏ có tiếng chuông len keng, lên Hà Đông, đi bộ một quãng , thì đến nhà trường chính trị nơi ba mình học. Nhà trường có nhiều dãy nhà tầng, to , nhiều người ở trong các nhà , và cùng ăn trong một nhà, rộng
 Ba mình học xong, thì được điều về Trường cấp III Diễn Châu,mới thành lập,cùng lúc với trường cấp III Đô Lương. Lúc đó cả tỉnh Nghệ An mới có 3 trường cấp III. Bác Nguyễn Nghĩa Nguyên người Diễn Minh làm hiệu trưởng nhà trường, Bác Phạm Nhưỡng người Vinh,và ba mình là hiệu phó
Bác Cù Khắc Lượng thay ba mình làm hiệu trưởng Trường cấp II, Quỳnh Lưu. Mấy năm sau, thành lập Trường cấp III Quỳnh Lưu, bác Lượng là hiệu trưởng đầu tiên .
  Mình thực sự cảm động , khi nghe chú Đinh Văn Thông- nguyên hiệu trưởng trường phổ thông năng khiếu mang tên Phan Bội Châu,Nghệ Tĩnh, kể lại câu chuyện: ba mình đã kiên quyết bảo vệ thầy TTT giáo viên Trường cấp II Quỳnh Lưu, không cho du kích địa phương bắt đi giam, trong thời gian đoạn phát động đấu tranh chính trị đầy nghiệt ngã, mà rất nhiều người bị oan sai. Người giáo viên đó sau này là tiến sĩ toán dạy đại học sư phạm Hà Nội. Lúc Đó chú Thông là một học sinh nghèo,  học giỏi. Tốt nghiệp phổ thông cấp II, chú được cử đi học sư phạm ở khu học xá Nam Ninh. Về nước, chú liên tục công tác trong ngành giáo dục tỉnh Nghệ An, cho tới ngày vể hưu. Chú là giáo viên dạy toán gỉỏi, nhà giáo ưu tú. Con gái đầu của chú, Đinh Thị Lệ Thanh, hiện là phó chủ tịch tỉnh Nghệ An , con trai thứ, Đinh Văn Dũng là tiến sĩ  khoa học, công tác tại Hà Nội





















           

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

HỌP LỚP VỎ 14

  Lớp vò tàu k14, họp mặt tại Hải phòng, để kỷ niệm 40 năm ngày vào Đại học giao thông đường thủy Hải Phòng.
 Lần này, có một số anh, các bạn vì nhiều lý do, đã không có mặt, nên cũng nhiều nhớ nhung.
 Các bạn trong lớp đã chụp chung nhiều tấm hình, để làm kỷ niệm. Mình nhớ các bạn không có mặt, ghi lại vài dòng, để nhớ
        Những bạn không về họp
        Phải ghi lại để nhớ
        
    Lớp phó Đặng Phúc Thắng
    Là dân Hà Nội xưa
    Phổ thông học rất gỉỏi
    Thi vào tổng hợp toán
    Điểm thi cao thứ nhì
    Nhưng không được vào học
    Mà đi làm công nhân
    Xếp hàng ga Bắc Giang
    Trong tầm bom rải thảm
    Xong việc, lại đi thi
    Điểm lại cao nhất khóa
    Ngày trẻ thì vất vả
    Bây giờ, lại bận việc
    Thiết kế tàu cao tốc
    Dùng vào nhiều công việc
    Chở khách, và tuần tra
    Hoa tiêu, và kiểm ngư
        ... 
    Nên phải đi nhiều nơi
    Vừa rồi lại cùng đoàn   
    Đi Châu Âu, hội nghị
    Từ xa, gọi điện về
    Giọng nói đầy xúc động
    Chắc là trời đang lạnh
    Thương bạn quá, Thắng ơi 

    Đoàn Văn Hồng, Tiên Lãng
    Bận việc của công ty
    Đóng tàu bên Sông Hậu 
    Mua vé rồi đành bỏ
    Tiền thì không tiếc lắm
    Chỉ tiếc không được vui
    Cùng bạn bè thầy cô

    Nguyễn Văn Khương Thái Thụy
    Đi nhận con phà mới
    Đành lỗi hẹn bạn bè
    Gọi điện cho tất cả
    Giọng buồn như muốn khóc

    Nguyễn Đức Nam, Bình Lục
    Bị ốm nặng chưa khỏi
    Nên lỗi hẹn lần này  
    Mong bạn mau lành bệnh
    Hẹn gặp tại Sài Gòn

    Bùi Văn Kế Việt Trì
    Về hưu , nhưng lại bận
    Việc con , rồi việc cháu
    Thôi thì đành thông cảm
    Vì đã lên chức ông
   
    Lê Xuân Khâm Tĩnh Gia
    Nguyễn Văn Quyết Sầm Sơn
    Không hiểu lý do gì
    Mà không ra họp lớp
    Hay là đang bận việc
    Họp bàn cùng ngư dân
    Bám biển đánh nhiều cá
    Và giữa vững chủ quyền
    Đảo Hòn Mê lộng gió
    Đôi bạn cùng Thanh Hóa
    Ngày xưa cùng học giỏi
    Bây giờ mắc bệnh lười
    Không chữa thành mãn tính
    Tình bạn sẽ không vui 

    Trần Hữu Chiến Thái Bình
    Cựu thanh niên xung phong
    Hay làm thơ, viết  văn
    Bây giờ làm đăng kiểm
    Phó trưởng phòng tàu sông
    Sao lại quên bạn bè
    Đóng tàu sông cũng giỏi
    Đóng tàu biển cũng cừ 
    Không đi họp lần này
    Lý do, khó giải thích

    Cô Kim Chương người Vinh
    Tính tình thì vui vẻ
    Miệng lúc nào cũng cười
    Đi học nhuận vài năm
    Ra đời làm ăn giỏi
    Nghe tin nàng đi Tây
    Hình như là ở Pháp
    Sống cùng hai đứa con
    Một trai và một gái
    Cùng chung một ngày sinh
    Bạn vui cùng con cháu
    Cùng tự do Châu Âu
    Thôi thì ta thông cảm
    Khi nào bạn trở về
    Chắc là sẽ có quà
    Rượi vang Pháp tuyệt hảo
    Lần này vắng Kim Chương
    Tiếng cười như nhỏ lại 

    Còn anh Vũ Xuân Hãn
    Quê gốc ở Thái Bình
    Ra Hải Phòng sinh sống
    Đi bộ đội Trường Sơn
    Lái xe zin ba cầu
    Xuất ngũ về di học
    Rồi lại ra Trường Sa
    Xây dựng đèn gác biển
    Đến tuổi được sổ hưu 
    Theo con lên Hà Nội
    Họp lớp không về được
    Gọi điện báo  lý do
    Cháu ốm , ông xin nghỉ
    Rất chi là hợp lý
    Cho phép đúng lần này
    Thông cảm cựu chiền binh

   Bạn nữa là Trương Tỵ
   Quê Hộ Độ,Thạch Hà
   Chánh thanh tra nghỉ hưu
   Sức khỏe không được tốt
   Vợ trẻ, và con nhỏ
   Xin bạn bè thông cảm
   Sẽ ngâm thêm rượu thuốc
   Uống nhiều lên gân cốt
   Hẹn bạn thì tương lai

  Nhớ thêm Nguyễn Đăng Chính
  Người Thủy Nguyên, Hải phòng
  Hải quân chức Đại Úy
  Nghỉ Hưu tại Sài Gòn
  Lý do rất là thật
  Đang lo tiền xây nhà
  Vì vậy, xin các bạn
  Rất chi là thông cảm
  Căn bệnh thiếu nhiều tiền
  Ở Đời ai cũng gặp

  Còn anh Phạm Đức Đạt
  Nhà ở gần chợ sắt
  Dáng người như nghệ sỹ
  Chăm học đứng nhất lớp
  Thi chính trị cuối khóa
  Về làm chủ tập thể
  Đạt điểm mười đỏ chót
  Thế mà ba năm sau
   Dũng cảm ,anh ra di
  Vượt biển tới Hồng Công
  Bằng tàu cá vỏ gỗ
  Được định cư ở Mỹ
  Quốc gia nhiều dân chủ
   ...
  Có về thăm quê hương
  Nhưng chưa được họp lớp
  Anh ngày xưa đẹp trai
  Học hành cũng rất giỏi
  Đi đại học cũng muộn
  Vì chủ nghĩa lý lịch
  Bởi vì  anh chăm học
  Chuyện tình cảm bị quên
  Nên bây giờ ở Mỹ
  Anh vẫn sống một mình
  Mọi người vẫn nhắc anh
  Một tấm gương chăm học


  Nhắc lại tên các bạn
  Để nhớ mãi lớp mình
  Vỏ tàu khóa mười bốn
  Đại học giao thông thủy
  Phương Lưu, cạnh Cầu Tre
  Hải Phòng thành phố cảng
  Thân thương suốt cuộc đời
                                                                          18/11/2013
 
    
  Trường đại học giao thông đường thủy Hải Phòng, ra đời trong chiến tranh chống Mỹ, trong đó có khoa hàng hải đào tạo các kỹ sư vận hành tàu biển . Sau này Trường đại học giao thông đường thủy bị sát nhập vào Trường đại học hàng hải. Thật là buồn
 Vì vậy các học sinh cũ của trường đường thủy, về Hải Phòng họp lớp, đều tự tổ chức ngoài phố 
       
   
   

   
     
     

 
    
     

        
 

 
                    

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

NHỚ MÃI NHỮNG BÀI CA CỦA ĐẤT NƯỚC XÔ VIẾT

 Ngày này cách đây 96 năm, chế độ Xô Viết được thành lập trên đất nước Nga, và sau đó phát triển thành Liên bang cọng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
Tổ quốc Xô Viết của nhiều dân tộc, không còn tồn tại, song những điều tốt đẹp mà nhân dân Xô Viết đã tạo ra, thì vẫn còn mãi với gian, đó là nền khoa học, kỹ thuật phát triển,văn học, nghệ thuật đại chúng, hiện đại. Và còn rất nhiều điều tốt đẹp, mà nhiều người dân trên thế giới ghi nhận
 Nhớ mãi những bài ca vang lên từ đất nước Xô Viết rộng lớn, thiên nhiên tươi đẹp