Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

KHÚC HÁT SÔNG QUÊ

Mình rất thích bài KHÚC HÁT SÔNG QUÊ, lời của nhà thơ Lê Huy Mậu , quê Thanh Chương, có dòng sông lam, nước khi trong , khi đục. Nhạc của anh Nguyễn Trọng Tạo , người làng Phương Lịch , con gái da trắng tóc dài ... , con trai thì vừa tài lại vừa tình. Làng Phượng Lịch nằm bên con sông Bùng , chảy từ miền tây Xứ Nghệ, đến ngã ba Diễn Châu, thì chảy ngược lên phía Bắc , tới  cầu Bùng lại chảy xuống phía Nam , đổ ra cửa Vạn , hòa nước vào Biển Đông.
Các anh là dân xứ Nghệ nhưng mắt không vàng như nghệ, vì cũng có tài, mà là người nhà nước, có lương, có thưởng, mà không ít thì nhiều còn có lộc.
 Dân Nghệ  mình, qua bao năm chiến tranh, nhiều người giỏi giang tử tế, đã thành liệt sĩ , không được về thăm lại bến sông quê , biết bao thiệt thòi xót xa    
 Các anh đưa hình tượng úp mặt vào sông quê quá hay
  Người có tiếng, có miếng : úp mặt vào sông quê, để thể hiện sự chân thành , vì phải đi làm ăn xa, thành danh ở xứ người thì nhiều, giúp cho quê hương không được là mấy... 
 Kẻ kém tài , bôn ba góc biển chân trời : úp mặt vào sông quê, để quên đi buồn tủi, giấu mặt đi , khỏi đón nhận sự thương hại xót xa...
 Úp mặt vào sông quê, hình ảnh rất thật , mà cũng rất khái quát văn chương
 Cám ơn nhà thơ Lê Huy Mậu, và anh Nguyễn Trọng Tạo, giỏi giang, hay thương bạn gái

 ( có giai thoại : anh Tạo trượt tốt nghiệp cấp 3, vì đi thi tốt nghiệp lần đó , không làm bài cho mình, mà lại làm bài cho o, mô tê răng rứa ... )    

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

TRƯỜNG CẤP 3 DIỄN CHÂU

Hôm nay, bạn cùng lớp trường CẤP 3 DIỄN CHÂU I, niên khóa 1970-1973, có dịp gặp lại nhau, cùng chung vui hội ngộ tại Vũng Tàu, và thành phố Hồ Chí Minh, sau bao lâu xa cách . Chuyện cũ, bạn cũ người nhớ, người quên , nhưng rất vui, vì tất cả kỷ niệm xưa thân thương , làm rộn rã những nụ cười, xóa đi nhiều nếp nhăn trên khóe mắt
 Nhớ bao bạn cũ , chưa học xong chương trình phổ thông 10 năm , đã phải ra trận vì sự nghiệp thống nhất đất nước, trở thành liệt sĩ khi tuổi mười tám đôi mươi. Những người được tiếp tục sự học hành, thì bây giờ đã có cháu gọi bằng ông,bằng bà.Có người là kỹ sư, bác sĩ , và có cả nữ nhà văn giỏi giang , may mắn thì trở thành tiến sĩ, giáo sư... Cũng có người sự học dở giang, trở về xóm làng, trở thành thợ cày, thợ cấy. Nhớ lại bạn bè, trở về lại ngày xưa, cái thủa học trò nhất ma, nhì quỷ, để thêm mến thêm yêu cuộc sống, có nhiều gian khổ , những cũng rất có nhiều niềm vui
 Nhớ  Thầy, Trác, Thầy thớt, Thầy Vận ,Thầy Hoan , Thầy Trí... những thầy giáo lớn tuổi , tính tình nghiêm khắc, dạy dỗ chu đáo ân cần , vỉ các thầy đều là học trò trường Quốc Học Vinh, học hành bằng tiếng Pháp, chữ nho, chữ quốc ngữ được xem là "ngoại ngữ" . Cách mạng thành công, các thầy học thêm, trong kháng chiến chống Pháp, để đi dạy cấp 2, rồi cấp 3
Các thầy, cô giáo trẻ , vừa mới tốt nghiệp sư phạm Vinh . Trước đây các thầy các cô, là học sinh cấp 3, Diễn Châu, từ năm 1961-1965 :
 Thầy Miên người Yên Thành dạy lý, dạy giỏi, và vui tươi . Thầy Tuyên người Diễn Hạnh dạy sử, tuổi còn trẻ, mà con lại đông. Cô Thanh dạy hóa, người Diễn Minh, dạy dễ hiểu , tính tình nghiêm khắc. Cô Sâm người Diễn Bình, dạy Lý, đẹp đẽ vui tươi. Thầy Phan Huy Đỉnh dạy hóa, người Diễn Lộc, hiệu trưởng nhà trường, làm công tác quản lý, chỉ sau một thời gian ngắn làm giáo viên tại ngôi trường cũ .

  TRƯỜNG CẤP 3, DIỄN CHÂU, thành lập năm 1961, cho đến hết năm học 1965, khi cuộc chiến tranh  phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt. Để tồn tại, và phát triển , từ một nhà trường đóng tại thị trấn Ngã Ba Diễn Châu, phân tán thành 2 trường CẤP 3 DIỄN CHÂU I, VÀ CẤP 3 DIỄN CHÂU 2
 ...   Còn tiếp