Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Nghề và Nghiệp

Từ cuối năm 2011 đến nay, giá nhiên liệu tăng nhanh, trong khi đó giá cước vận tải không tăng, mà có lúc còn hạ so với trước . Vì vậy nhiều chủ tàu đã phải nghĩ đến phương án nâng cao hiệu suất của chân vịt
 Có người thì đổi loại máy chính, có người thay đổi tỷ số truyền hộp số, vì vậy phải thiết kế , chế tạo chân vịt mới . Tin mình, có thề tính toán và chế tạo chân vịt , có hiệu suất cao  , vì vậy họ giao việc 
Trong năm nay, nghề đóng tàu khu vực đồng bằng Nam Bộ, gần như không có đóng mới các loại tàu vận tải. Công việc thiết kế tàu, cũng vì thế không có việc. Có thêm việc về chân vịt, cũng là tạo thu nhập, đồng thời được làm công việc chuyên môn mà mình thích 
  Đến nhà chủ xưởng đúc ở vên quốc lộ 13, trên đường từ Sài Gòn đi Bình Dương, để hợp đồng đúc chân vịt  , theo số liệu đã tính toán   . Căn nhà khang trang nằm trong khuôn viên rộng , có nhiều loại cây cảnh trồng trong chậu . Sau khi đã trao đổi xong về công việc, ngồi uống nước trà, ông chủ tâm sự
 Vùng này xưa là đất vườn , dân ở đây có nghề làm vườn lâu năm. Nhà trồng cây cảnh , nhà trồng rau xanh. Nói chung đời sống ổn định. Anh em tụi tôi , có nghề đúc, vì vậy , cuộc sống có khá hơn . Những năm gần đây, vùng ven có nhiều thay đổi , làm vườn không hiệu quả, nhiều gia đình bán vườn, cũng được nhiều tiền . Nhưng sau khi bán vườn , do không có nghề khác, nhiều nông dân , sau một thời gian lại gần như trắng tay . Không phải ai cũng chuyển từ nghề nông sang nghề khác được.
Ông chù nói tiếp ; anh em tụi tôi , có nghề đúc, là nhờ hồi còn trẻ , chịu khó đi học nghề , vì vậy bây giờ vẫn giữ được đất do ông bà để lại, để duy trì nghề của gia đình là trồng cây cảnh , đồng thời giữ được đất cho con cháu. So với bà con xung quanh xóm, thì tụi tôi , là may mắn hơn , là nhờ mình có nghề
  Về đến nhà , đọc báo , có tin cưỡng chế đất ở Văn Giang,  nhớ đến câu chuyện của ông chủ xưởng đúc, thấy cay mắt, đắng lòng.
  Rồi đây, những người nông dân , bị thu hồi đất, rất khó khăn khi phải chuyển đổi nghề nghiệp , vì vậy họ rất dễ trở thành những người nghèo , sống bên cạnh khu đô mới, có nhiều người giàu 
 Đó không phải là mục đích của công cuộc xây dựng xã hội mới

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Gặp các thầy, các anh chị, các bạn , khoa cơ khí thủy

Sài gòn sáng 21/4/ 2012, tiết trời dịu mát, sau mấy tuần chuyển mùa,nắng gắt. Hội trường A Trường đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, với những bó hoa tươi thắm trên tay các sinh viên năm thứ nhất ,  nồng nhiệt đón các thầy, và sinh viên các thế hệ, tề tựu họp mặt, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập khoa cơ khí thủy . Sau những lời chào hỏi, những cái bắt tay , những lời thăm hỏi , là những niềm vui, xúc động thật sự. Bồi hồi, nhớ lại  kỷ niệm, của chặng đường dài đã qua, từ lúc được làm sinh viên ngành cơ khí thủy, và ra trường là những kỹ sư cơ khí giao thông vận tải thủy
  Thầy Nguyễn Văn Nhị , thầy Nguyễn Bân , cùng với anh Trịnh Đức Chinh, và nhiều cựu sinh viên khoa cơ khí , đã cố gắng, góp nhiều công sức, để cuộc họp mặt diễn ra trang trọng , vui vẻ , đầm ấm, và ý nghĩa
 Lời phát biểu khai mạc ngắn gọn của anh Trịnh Đức Chinh , đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của cuộc họp mặt
 Thầy Nguyễn Bân, anh Đỗ Thái Bình, Anh Tập , là những   Sinh viên khoa cơ khí thủy khóa đầu tiên, (gọi là khóa 3, vì 2 khóa đầu , không có ngành cơ khí thủy) của  Trường đại học giao thông vận tải đường sắt và đường bộ , có mặt tại cuộc họp mặt hôm nay , nhận những bó hoa tươi thắm từ tay các sinh viên năm thứ nhất  Nhiều cựu sinh viên khóa đẩu tiên, nhận được giấy mời, nhưng vì điều kiện sức khỏe, không thể về tham dự . Ban tổ chức sẽ gửi tặng các anh , hình ảnh và băng ghi hình về buổi họp mặt này
   Tham dự cuộc họp mặt , có nhiều thầy giáo, đã từng tham gia giảng dạy khoa cơ khí thủy, Trong đó, thầy Trần Phương  dạy khóa đầu tiên của khoa cơ khí thủy . Các thầy đã già . nhưng đều rất vui , khi được gặp lại đồng nghiệp, và nhiều thế hệ học trò thân thiết
   Gặp mặt, được nhìn thấy các thầy, các anh ,các chị , và các bạn của khoa cơ khí , không kịp nói với nhau nhiều , rồi lại chia tay. Cảm xúc lắng lại , để tiếp tục theo cùng  với công việc , đã được học tập và rèn luyện từ khóa 14 đến nay : kỹ sư vỏ tàu
   

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

NHỮNG KỸ SƯ ĐÓNG TÀU ĐẦU TIÊN - VỎ TÀU KHỎA 3

Trong quá trình học tại trường đại học giao thông đường thủy Hãi Phòng, và đi làm tại nhà máy đóng tàu An Phú, mình có biết một số kỹ sư vỏ tàu , học vò tàu khóa 3. Đó là thầy Nguyễn Bân  ,  thầy Nguyễn Văn Phiêu ,bác Hồ Trọng Tuy - người làng Quỳnh Đôi, Nghệ An, anh Đỗ Thái Bình- tác giả của nhiều sách viết về đóng tàu và hàng hải. anh Đoàn Líu- nhà máy đóng tàu Hà Nội , anh Phan Ngọc Sơn - đăng kiểm 6.
 Hôm nay ,đọc trang mạng BÁCH KHOA HÀNG HẢI ĐÓNG TÀU, mình biết thêm nhiều về lớp kỹ sư đóng tàu đầu tiên , đó là lớp vỏ tàu khóa 3, Trường đại học giao thông đường sắt và đường bộ- Hà Nội , niên học 1962-1966
 Các anh học vỏ tàu khóa 3, phần lớn là cán bộ đi học, khi trở thành kỹ sư , các anh đã đóng góp công sức , trí tuệ, vào sự nghiệp đóng tàu , phục vụ cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước
  Các anh là những tấm gương về nghề nghiệp đóng tàu, để tất cả , các lớp đóng tàu khóa sau noi theo
 ,

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Họp mặt kỷ niệm 50 năm thành lập khoa cơ khí thủy

Thầy Nguyễn Văn Nhị, thầy Nguyễn Bân , cùng một số cựu học sinh khoa cơ khí Trường đại học giao thông đường thủy Hải Phòng , tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập khoa cơ khí thủy , của Trường đại học giao thông đường sắt và đường bộ
 Thời gian : buổi sáng ngày 21/4/2012 
 Địa điểm  : hội trường A, Trường đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh