Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

ĐOÀN THUYỀN BUỒM CHỐNG MỸ

                                             ĐOÀN THUYỀN BUỒM CHỐNG MỸ
Từ năm 1964 không quân Mỹ đánh phá ác liệt các tuyến đường giao thông vùng khu 4. Để vận chuyền hàng phục vụ cho sản xuất , đời sống nhân dân và chi viện cho chiến trường, nhân dân khu 4 đã phát triển nhiều loại hình vận tải: xe thồ, thuyền nan chuyển hàng trên kênh Nhà Lê, đội thuyền buồm vận tải biển. Công ty vận tải biển Nghệ An cùng với làng nghề đóng thuyền đánh cá Nghi Thiết , Huyện Nghi Lộc , đã đóng nhiều thuyền vận tải biển  trọng tải 30 tấn , có hai cột buồm, mỗi cột treo 2 buồm tam giác . Lợi dụng gió nồm và gió nam để chạy hướng Nam - Bắc. lợi dụng gió mùa đông bắc để chạy hướng Bắc Nam. những ngày không có gió thuyền sử dụng sức người , cho 4 mái chèo. Giám đốc công ty vận tải biển Nghệ An là ông Phạm Chu người làng Thịnh Mỹ Diễn Châu, Nghệ An. Ông đi công tác bằng xe mô tô Liên Xô rất là oai vệ. Ông nói. xăng dầu, máy móc là vận tư phải nhập từ các nước bạn , vì vậy rất ít, phải tập trung dành cho vận tải quân sự chi viện cho chiến trường chống Mỹ của nhân dân Miền Nam. Ta dùng thuyền buồm , vừa chủ động , không sợ các loại bom nổ chậm từ trường đang phong tỏa cảng Hải Phòng. Thuyền buồm chạy chậm, sức chở ít, thì ta dùng nhiều thuyền, Ta có nhân lực là thanh niên các làng biển có trình độ văn hóa cấp 2, có sức khỏe và đã từng đi biển trên các thuyền đánh cá . Như thế bằng sức dân chúng ta quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Từ 1964 đến 1968 , đoàn thuyền buồm chống Mỹ của tỉnh Nghệ An đã vận chuyển nhiều hàng hóa trung ương chi viện cho nhân dân Nghệ An, và vận chuyển một số ít nông sản của tỉnh Nghệ An ra trung ương  như lạc , vừng, cà phê , để trao đổi với các nước bạn.
 Năm 1968, đế quốc Mỹ phải ngưng ném bom Miền Bắc, công ty vận tải biển Nghệ An được chi viện thêm nhiều tàu vỏ thép loại VS và TL trọng tải 70 tấn . Có phương tiện mới, công ty đã đẩy mạnh sản xuất, vận chuyển nhiều hàng hóa phục vụ nhân dân Nghệ An khôi phục các công trình giao thông, các thị xã, thị trấn bị bom Mỹ tàn phá , và còn vận chuyển chi viện cho vùng giải phóng khu 5
 Nhớ lại một thời với khẩu hiệu : TẤT CẢ CHO TIỀN TUYẾN, QUYẾT TÂM ĐÁNH THẮNG GIẶC MỸ XÂM LƯỢPC, với nhiều mưu trí, sáng tạo .        

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

CÙNG VỚI NHÀ THƠ VĂN CONG HÙNG, PHẢN ĐỐI TƯ NHÂN HÓA ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

 Chúng tôi mong chính quyền tỉnh Quảng Ngãi hãy lắng nghe ý kiến đóng góp của CBCNV trường đại học Phạm Văn Đồng và của nhân dân, để có chủ trương hợp lý là : không tư nhân hóa đại học Phạm Văn Đồng  

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

TRÊN BẾN CẢNG HẢI PHÒNG

Ảnh chép lại từ sputnik 
 Những năm Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, trên bến cảng Hải Phòng ,tàu Liên Xô, và tàu các nước XHCN,  xếp dỡ hàng hóa giúp nhân dân và bộ đội Việt Nam, kháng chiến thắng lợi    

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

CỔNG TRƯỜNG TA- ĐẠI HỌC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY HẢI PHÒNG

                                                       
      Vừa rồi các bạn đã đưa lên facebook, hình ảnh: cổng vào khu lớp học của trường ta: Đại học giao thông đường thủy Hải Phòng. Chúng ta và những người dân Phương Lưu hồi đó nhìn thì nhận ra ngay, nhưng với nhiều người chưa bao giờ đến Phương Lưu những năm đó thì họ sẽ nghĩ rằng, đó có thể là cổng ra vào của một đội sản xuất nông nghiệp, hoặc là một hợp tác xã tiểu thủ công mây tre lá bị bỏ hoang
 Nhìn bức hình cổng khu học tập của trường, thấy thân thương quá, nhưng mà cũng buồn, vì trường ta đã bị sát nhập và xóa tên tên. Chúng ta không bao giờ được hồ hởi tụ tập tại cổng trường cũ, để chụp hình lưu niệm, mỗi khi có dịp gặp gỡ  thầy cô, và bạn bè đồng lớp, đồng trường
     Ghi lại mấy dòng về nhà trường thân yêu để làm kỷ niệm
     Phân hiệu đại học giao thông đường thủy tách ra từ Trường  đại học giao thông, và sau đó chuyển về về làng Phương Lưu Hải Phòng từ năm 1969. Lúc đó Mỹ mới ngưng đánh phá Miền Bắc sau 4 năm, không quân và hải quân Mỹ ném bom bắn phá ác liệt mà vẫn không ngăn được sự chi viện của nhân dân Miền Bắc cho chiến trường Miền Nam
 Biết rằng chiến tranh còn kéo dài năm năm hoặc lâu hơn nữa, nên việc xây dựng nhà trường chỉ với qui mô thời chiến, vừa gần xóm làng có lũy tre,hàng cây che chở, dễ ngụy trang khi Mỹ ném bom trở lại, và cũng gần thành phố Hải Phòng, nơi có hệ thống cảng và nhiều nhà máy đóng tàu, thuận tiện cho việc học kết hợp với sản xuất
   Nhà trường gồm nhiều khu chức năng riêng rẽ gần nhau, có hàng rào bằng xi măng cốt thép dạng thanh, vững chắc, bao quanh hài hòa với khung cảnh, xen kẽ với các xóm của làng Phương Lưu
 Từ ngoài đường cái đi vào bên tay phải là nhà ăn tập thể, nơi sinh viên , các thầy cô và cán bộ công nhân viên nhà trường, đều tới hai lần: trưa, chiều
 Đi tới bên tay trái là cổng chính của trường, trụ xây bằng gạch, quét vôi màu vàng, trên cao có cổng bằng thép kết cấu kiểu khung dàn, sơn màu xanh lá cây, có dòng chữ ghi rõ ràng: PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY HẢI PHÒNG, bên dưới có dòng chữ khổ nhỏ hơn bằng tiếng Nga, nội dung: trường đại học các kỹ sư đường thủy Hải Phòng. Cổng  trường chắc chắn, theo mình là đẹp, hài hòa với qui mô của trường và phong cảnh làng Phương Lưu. Qua cổng chính, bên phải là xưởng trường với đầy đủ các phân xưởng ngành cơ khí như rèn, đúc, gia công cắt gọt. Sinh viên khoa cơ khí năm thứ nhất học nghề cơ khí cơ bản, các năm cuối thực tập sữa chữa máy tàu, xe ô tô, cần cẩu… Bên trái dọc theo đường đi là dãy nhà kho thiết bị vật tư. Đi tiếp vào bên trong là các dãy nhà ở sinh viên, rồi tiếp đến là hội trường số 1, thư viện , phòng thí nghiệm điện,văn phòng các khoa, và cuối cùng là các dãy nhà ở của giáo viên và cán bộ công nhân viên. Các lớp học, phía đông giáp với xưởng trường, phía bắc, phía tây giáp với đường làng. Từ chỗ ở, sinh viên và giáo viên lên lớp bằng đường nội bộ, chạy song song với đường làng cách nhau bằng  hàng rào
 Từ lớp học có cổng nhỏ đi ra đường làng, đó làng cổng có hình trên facebook. Cổng này thường chỉ có sinh viên và các thầy cô sống tại thành phố Hải Phòng đi qua lại. Ít người qua lại, cái cổng lúc đó đã vắng vẻ
    Mình đến trường nhập học, đầu năm 1974, muộn hơn so với các bạn cùng lớp hai tháng, lần đầu được đi qua cổng trường, nên quan sát kỹ và nhớ lâu đến bây giờ
      Mười năm đi học phổ thông, toàn học ở lán cạnh lũy tre, rừng phi lao, từ lớp vỡ lòng, đến lớp 10, chẳng khi nào thấy cổng trường
   Được bước qua cổng trường đại học, để học tập, rèn luyện thành kỹ sư đóng tàu, vui mừng nhiều và rất cố gắng, để làm sao sau 5 năm học tập, bước ra khỏi cổng trường, có nghề nghiệp tự nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình và góp công sức nhỏ bé cho xã hội
  Mình nghe các anh học các khóa trước đi bộ đội, về học cùng lớp vỏ 14, kể chuyện: từ năm 1969-1973, nhiều sinh viên trường ta, đang học năm thứ nhất, thứ hai đã lên đường ra các mặt trận, Có nhiều anh đã hy sinh trên khắp các chiến trường: Đường 9, Nam Lào, Quảng Trị, tới Đắc Tô, Đồng Xoài, Lộc Ninh, Mộc Hóa …Nơi chiến tranh ác liệt, ta và địch dành nhau từng tất đất. Các anh trẻ mãi tuổi hai mươi, không bao giờ trở về, đi qua cổng trường, tiếp tục học tập, để trở thành kỹ sư giao thông đường thủy. Các anh được tổ quốc ghi công, đồng đội, các bạn và nhân dân mãi mãi ghi nhớ
     Mỗi lần về tết, về hè háo hức lắm, nhưng bước qua cổng trường lại bồi hồi, lo lắng. Lo trễ tàu, lo nghĩ cách nào trốn vé để không bị nhân viên đường sắt cho xuống giữa đường, lo nhiều nhất là bị đói vì sau một học kỳ, tiền trong túi không còn là bao, chỉ đủ mua nước uống cho một chặng đừờng dài 400 cây số, chuyển tàu xe mấy lần. Mong làm sao về tới nhà, để ăn bù, ngủ bù.
 Nghỉ hè, nghỉ tết xong lại háo hức quay lại trường. Bước qua cổng trường là yên tâm, vì đã có nhà ăn tập thể lo cho việc ăn, ở nhà tập thể mái ngói xi măng, tường trát đất, quét vôi, không đẹp lắm nhưng sạch sẽ gọn gàng, có điện, có nước máy, điều kiện tốt hơn rất nhiều so với cuộc sống ở gia đình  
Phải nói rằng : thời kỳ đó, nhà nước có nhiều cố gắng để có sức người, sức của cho tiền tuyền tuyến, tạo mọi điều kiện cho công tác đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến, kiến quốc. Mình nhận thấy rằng: các thế hệ sinh viên Trường đại học giao thông đường thủy, sau khi tốt ra trường ai cũng có tâm với nghề nghiệp,cố gắng để làm tốt công việc,
Thời gian từ 1980 về sau, có phong trào sát nhập: sát nhập tỉnh, sát nhập các cơ quan quản lý, sát nhập các trường học, để đi lên sản xuất lớn.Các tỉnh nhập lại lấy tên mới gồm chữ đầu, hoặc chữ cuối của những tỉnh được sát nhập. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên nhập vào, thành tỉnh Bình Trị Thiên. Nghệ An, Hà Tĩnh nhập vào thành tỉnh Nghệ Tĩnh… Cách gọi như vậy là phù hợp, vừa dễ nghe,dễ nhớ, được lòng nhân dân và cán bộ các tỉnh bị sát nhập
  Lúc đó Trường dại học giao thông đường thủy, và Trường đại học hàng hải sát nhập lại thành một trường, nếu đúng ra, người ta gọi trường mới là TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG  SÔNG  BIỂN, vừa mô tả đúng nghành nghề, lại không dùng nhiều từ vay mượn Hán Việt, nghe cũng vần điệu, dễ nhớ, không mất lòng ai.
 Theo mình: việc sát nhập 2 trường lại với nhau, không làm mạnh lên khả năng đào tạo kỹ sư giao thông đường thủy
 Mình ra trường cuối năm 1978, dự tính 2 năm sau về lại Hải Phòng, bước qua cổng trường thân thương để nhận bằng tốt nghiệp. Đường sá xa xôi, thời gian nghỉ phép ít, phải đến mấy năm sau mình đành viết thư, kèm theo phiếu nhận xét của lãnh đạo nhà máy, gửi ra nhờ bạn cùng lớp lúc đó đang làm giáo viên dạy sức bền thân tàu, lấy hộ bằng nghiệp
Lúc đó Trường đại học giao thông đường thủy đã bị xóa tên, nên bằng tốt nghiệp của mình do Trường đại học hàng hải cấp. Học trường này lầy bằng trường nọ, bằng thật mà như bằng giả  

Nước mình có nhiều việc: bữa qua đúng, hôm hay sai, ngày mai lại đúng, nên biết đâu trong quá trình đổi mới liên tục theo nhiệm kỳ, người ta lại đề xuất, thành lập lại TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY, lúc đó chúng ta lại đứng bên nhau, chụp hình cùng với cổng trường mỗi lần có dịp về thăm Thành phố hoa phương đỏ          

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

QUAN - CÁN BỘ

                                   
Thời phong kiến, những người đứng đầu lo việc nước từ phủ đến triều đình, được gọi là Quan. Họ là những người đậu các kỳ thi Đình. Chức vụ mà họ đảm nhiệm tùy theo kết quả thi cử. Trong số họ,có người xuất thân từ gia đình nông dân như cụ Ngô Đình Khả, cụ Nguyễn Sinh Huy …Có người xuất thân từ gia đình khoa bảng như Cụ Cao Xuân Tiếu, cụ Đặng Văn Oánh, cụ Đặng Văn  Hướng…
 Quan nhất thời, dân vạn đại. Cách mạng tháng 8 , thành công, Vua Bảo Đại thoái vị trở thành công dân tự do của nước Việt nam dân chủ cọng hòa. Các ông quan triều đình, về quê dạy học, bốc thuốc, làm nông dân, có một số ông quan  trở thành cán bộ của chính phủ Việt Nam dân chủ cọng hòa, rồi kháng chiến chống Pháp. Gia đình, con cháu ly tán, nhà cửa, đất đai chia cho nông dân .

Ở làng Thịnh Mỹ, cháu chắt của Cụ Thượng thư Cao Xuân Dục, người chấm phúc khảo cho cụ Nguyễn Sinh Huy,đậu Phó bảng, gần đây mới mua lại được miếng đất ở làng cũ để làm nhà thờ họ Cao Xuân . Hậu duệ của cụ từ khắp nơi, giờ đây có chỗ để thắp hương cho tổ tiên , sau hơn 50 năm, không có nơi thờ tự đàng hoàng     
Trong giai đoạn dành độc lập, kháng chiến, kiến quốc trước đây, cán bộ lãnh đạo xuất thân từ nhiều thành phần: công nông, trí thức, và cũng có người từ giai cấp phong kiến, địa chủ. Họ trưởng thành từ công cuộc chống đế quốc, thực dân, phong kiến, gian lao và anh dũng
Cán bộ lãnh đạo hồi đó tất cả đều tận tâm, đứng đầu sóng, ngọn gió, khổ, vui cùng với nhân dân. Họ gương mẫu, để động viên mọi người góp sức người, sức của cho tiền tuyến.
Cán bộ từ thôn xóm đến cán bộ cấp cao, ai cũng được nhân dân tin tưởng, quí mến
Nhà thơ Hoàng Trung Thông có bài thơ Anh chủ nhiệm , mà khi đọc lên ai cũng thấy , giống cán bộ hợp tác xã làng mình

“Hết làng, hết ruộng thôi đi về
Miệng nói, tay làm, tai lắng nghe
Cùng bao đồng chí, anh đi trước
Đứng mũi chịu sào đầu gió ngược
Có đêm nằm nghĩ cảnh gieo neo
Vợ yếu, con đông, chưa hết nghèo
Nhưng rồi thấy rõ đường đi tới
Nước nổi lo chi bèo chẳng nổi
Lại lao vào việc lòng say sưa
Hết sớm thôi chiều nắng lại mưa
"Ơi anh chủ nhiệm! Anh chủ nhiệm"
Bao tiếng thân thương, lời cảm mến
Tay anh nắm chặt tay xã viên
Xốc cả phong trào vững tiến lên “
Xóm mình có hai chú cán bộ hợp tác xã, đi bộ đội hy sinh trên đường vào mặt trận, để lại bố mẹ già , vợ con côi cút  . Nghĩ đến lúc nào cũng thấy nhớ thương, mến phục  
  Thời đó, con nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp đã xung phong ra chiến trường , và anh dũng hy sinh, điển hình là
                    Liệt sĩ Võ Dũng,
                    Liệt sĩ Đồng văn Đe
                    …
Sự nghiệp mà họ lãnh đạo hoàn toàn thắng lợi
Ngày nay, cán bộ lãnh đạo được qui hoạch và đào tạo từ nhiều nguồn. Trong đó có nhiều người là con các cán bộ lãnh đạo cấp cao
                 Nguyễn Chí Vịnh,  
                 Trần Tuấn Anh,
                 Nguyễn Anh Xuân,
                 Nguyễn Thanh Nghị
                 …
Họ là những người có nhiều tố chất tốt, khỏe mạnh, sáng láng và có truyền thống gia đình cách mạng
Nếu họ làm tốt trách nhiệm của mình, không lãng phí, tham nhũng, không phe phái, lợi ích nhóm… tôn trọng nhân dân và đặt ích chung của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân nhỏ bé,  thì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đạt kết quả : đất nước độc lập, nhân dân  ấm no, hạnh phúc .
           Danh tiếng của cha ông họ, sẽ được nhân dân ghi nhớ và thờ phụng



Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

QUAN THANH TRA

Ông quan thanh tra
Thanh phục sáng choang
Thanh hàm vàng chóe
Ông nói oang oang
Rào trước, đón sau
Bàn mưu, tính kế
Bưng bít thông tin

Để rồi
Khuyết điểm tìm ra
Chỉ là nhỏ xúi
Thành tích con con
Thổi lên cho lớn

 Thanh tra kiểu đó
 Bày ra cho có
 Chỉ thêm tốn tiền
 Nhân dân đóng thuế

Dầu Các ông là
Vụ nọ, vụ kia
Ủy trên, ủy dưới
Mà không minh bạch
Tham ô, tham nhũng
Cũng là sâu bọ
Ăn tàn phá hại
Cần phải loại bỏ


 





Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

NGHĨA TÌNH CUBA

Những ngày Đế quốc Mỹ gây chiến tranh Việt Nam
Nhân dân Cuba nhường nhịn, sẻ chia
Cho Việt Nam từ cân đường , tấm vải
Xe công trình, làm đường tiếp lương tải đạn
Bệnh viện  lớn ngay đầu giới tuyến
Điều trị cho nhân dân bị tai nạn chiến tranh
Xây khách sạn bên hồ, mang tên Thắng lợi
Giúp Việt Nam đón bè bạn Năm châu

Nghĩa tình CUBA, chúng tôi ghi nhớ
Và vô cùng căm giận
Đế quốc Mỹ tàu to, súng lớn
Mà hành xử giống kẻ tiểu nhân
Áp đặt bao vây cấm vận CuBa
Ròng rã mấy chục năm qua

Mong một ngày không xa
Đất nước Cuba
Không còn bị bao vây, cấm vận
Tự chủ
Hòa bình
Xây dựng xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc